Thiếu máu do thiếu sắt là một loại thiếu máu phổ biến. Đây là tình trạng trong máu thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để có thể mang oxy đến các mô của cơ thể. Đúng như tên gọi, thiếu máu do thiếu sắt là do không đủ sắt. Nếu không có đủ sắt, cơ thể sẽ không sản xuất hemoglobin để vận chuyển oxy.
Thiếu máu do thiếu sắt là gì?
Thiếu máu do thiếu sắt là một dạng phổ biến của bệnh thiếu máu. Bệnh xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắt cung cấp hồng cầu cần thiết cho cơ thể. Hồng cầu là các tế bào trong máu giúp mang oxy đến các mô của cơ thể.
Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt
- Mất máu kéo dài do chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, kinh nguyệt nhiều, u xơ tử cung.
- Chảy máu đường tiêu hóa: Loét dạ dày, tá tràng, polyp đại tràng, ung thư ống tiêu hóa, giun móc…
- Chế độ ăn thiếu sắt: Ăn kiêng lâu ngày.
- Giảm hấp thu sắt: Sắt được hấp thu từ dạ dày và phần đầu ruột non vì thế các rối loạn đường ống tiêu hóa như cắt dạ dày, ruột; bệnh Crohn hoặc Celiac, đều làm giảm hấp thu sắt.
- Tăng nhu cầu sử dụng sắt: Trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ có thai cần nhiều sắt hơn bình thường để cung cấp sắt cho cả mẹ và bào thai, nếu không được bổ sung thêm sắt sẽ dến đến thiếu sắt, thiếu máu.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thiếu máu do thiếu sắt
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt bao gồm:
- Giới tính: Phụ nữ thường dễ bị thiếu máu do thiếu sắt hơn vì thường xuyên bị mất máu do kinh nguyệt hàng tháng.
- Độ tuổi: Trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu cân hoặc sinh non thường không nhận đủ chất sắt từ sữa mẹ hoặc sữa bột có thể có nguy cơ thiếu sắt. Trẻ lớn hơn cũng cần nhiều chất sắt cho quá trình phát triển, do đó nếu không có chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng, trẻ cũng rất dễ bị thiếu sắt.
- Thiếu máu do thiếu sắt: Những người không ăn thịt có thể có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt nếu họ không ăn các thực phẩm giàu chất sắt thay thế khác.
- Hiến máu thường xuyên: Hiến máu thường xuyên có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ chất sắt do đó dễ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Biểu hiện thiếu máu thiết sắt
Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt có thể bao gồm:
- Yếu đuối.
- Da nhợt nhạt.
- Đau ngực, tim đập nhanh hoặc khó thở.
- Nhức đầu, chóng mặt hoặc choáng váng.
- Tay chân lạnh.
- Viêm hoặc đau lưỡi.
- Móng tay dễ gãy.
- Cảm giác thèm ăn đối với các chất không có dinh dưỡng, chẳng hạn như nước đá một cách bất thường.
- Ăn kém, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ em.
Thiếu máu thiếu sắt gây hệ lụy gì?
Thiếu máu thiếu sắt nhẹ thường không gây biến chứng, nhưng tình trạng thiếu máu thiếu sắt nặng có thể gây ra các biến chứng:
- Tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim.
- Phụ nữ mang thai thiếu máu nặng có thể gây đẻ non, trẻ thiếu cân.
- Trẻ sơ sinh và trẻ em bị thiếu máu thiếu sắt nặng có thể bị chậm phát triển. Nếu không được điều trị có thể làm chậm phát triển thể chất và tinh thần. Ngoài ra còn thường đi kèm với nguy cơ bị ngộ độc chì và làm tăng khả năng bị nhiễm trùng.
Chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt
Chẩn đoán dựa vào các biểu hiện lâm sàng
- Xuất hiện từ từ và phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt.
- Dấu hiệu thiếu máu: Xanh xao, da niêm nhợt, tim đập nhanh, tiếng thổi cơ năng của thiếu máu.
- Dấu hiệu thiếu oxy não: Lừ đừ, kém hoạt động, mệt mỏi, trẻ em thì có biểu hiện quấy khóc, biếng ăn.
- Dấu hiệu thiếu dinh dưỡng: Đứng cân hay sụt cân, lưỡi láng, môi khô, móng biến dạng.
- Dấu hiệu bệnh nền gây thiếu máu: Đau bụng, xem tính chất phân.
Chẩn đoán phân biệt:
- Thiếu máu do viêm hay nhiễm trùng mạn tính: Sắt và transferrin giảm mạn tính, ferritin tăng hay bình thường.
- Bệnh thalassemia và bệnh lý hemoglobin: Điện di hemoglobin.
- Ngộ độc chì.
Biện pháp khắc phục thiếu máu do thiếu sắt
- Điều trị thiếu máu thiếu sắt tùy thuộc từng giai đoạn sẽ có phác đồ điều trị khác nhau.
- Giai đoạn sớm khi mới thiếu sắt chưa thiếu máu, bệnh nhân chỉ cần tăng chế độ ăn giàu sắt và bổ sung thêm viên sắt.
- Giai đoạn thiếu máu mức độ vừa và nhẹ, cần bổ sung các dạng chế phẩm sắt đường uống chế phẩm dung dịch hoặc viên nén tại nhà hoặc truyền tĩnh mạch tại bệnh viện.
- Khi thiếu máu thiếu sắt nặng đã có biến chứng cần phải truyền máu tại bệnh viện.
- Ngoài ra cần điều trị nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt.

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của thiếu máu do thiếu sắt?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của thiếu máu do thiếu sắt:
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
- Bổ sung chất sắt theo chỉ định của bác sĩ.
- Dùng vitamin tổng hợp trước khi sinh nếu bạn đang mang thai. Tiếp tục dùng vitamin tổng hợp nếu bạn đang cho con bú.
- Thiết lập chế độ ăn uống cân bằng với thực phẩm giàu sắt như thịt, đậu và rau xanh.
Thiếu máu lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể, trong đó chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là não do não tuy chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng lại cần đến 20% lượng máu và oxy để đảm bảo hoạt động. Những bệnh nhân thiếu máu não thường bị các cơn đau đầu nặng trịch như có vật gì đè nặng vào đầu, nhất là khi căng thẳng hay sau khi ngủ dậy. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ thường gặp các triệu chứng như đau đầu hoa mắt chóng mặt và tê bì nhức mỏi chân tay.
Leave a reply