Thiếu máu là tình trạng có thể gặp phải bất kỳ đối tượng nào, trong đó có cả thiếu máu nhược sắc. Đặc biệt, những người bị suy giảm hệ miễn dịch, đang mắc bệnh nền, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ gặp phải nhất.
Thiếu máu nhược sắc là gì?
Thiếu máu nhược sắc có tên khoa học là hypochromic anemia. Đây là hiện tượng số lượng hemoglobin trong tế bào bị suy giảm đáng kể, đồng thời kích thước và hình dạng của hồng cầu bị biến đổi, màu sắc nhạt hơn bình thường.
Dựa vào các chỉ số sau, người ta có thể nhận biết được bạn có đang bị tình trạng thiếu máu nhược sắc hay không:
- Nồng độ hemoglobin trung bình trong hồng cầu thấp hơn 280g/l.
- Số lượng hemoglobin trung bình trong hồng cầu thấp hơn 27pg.
- Thể tích trung bình của hồng cầu trong máu thấp hơn 60fl.
Nguyên nhân khiến thiếu máu nhược sắc
Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu nhược sắc khác đa dạng, nhưng chủ yếu nhất là các nguyên nhân sau đây:
- Thiếu sắc: Sắt là nguyên liệu để tủy xương sản xuất ra hemoglobin. Do vậy, nếu lượng sắt thiếu hụt thì không đủ để sản xuất hemoglobin trong hồng cầu để nuôi cơ thể.
- Thiếu vitamin: Ngoài hemoglobin, tế bào hồng cầu cũng cần được bổ sung đầy đủ folate và vitamin B12. Nếu thiếu đi hai loại vitamin này sẽ dẫn đến quá trình sản xuất hồng cầu kém hiệu quả.
- Các bệnh lý viêm: Những đối tượng mắc phải bệnh lý này thường có nguy cơ bị thiếu máu nhược sắc hơn người bình thường. Các bệnh lý này bao gồm HIV/AIDS, bệnh thận, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, ung thư và các bệnh lý mạn tính, cấp tính khác.
- Sự tác động của tủy xương: Bạch cầu, tủy xương gặp vấn đề và các bệnh lý tương tự có khả năng tác động đến hoạt động sản xuất máu ở tủy xương gây thiếu máu.
- Bệnh lý về đường tiêu hoá: Một số bệnh về đường tiêu hoá như viêm loét dạ dày, trĩ,… khiến hấp thụ sắt kém hơn bình thường.
- Rối loạn chuyển hóa hemoglobin: Ngộ độc chì, ngộ độc isoniazid, sử dụng chloramphenicol, rối loạn chuyển hóa pyridoxin.
- Hội chứng thalassemia: Khiến số lượng hồng cầu bị phá hủy quá mức gây ra thiếu máu.

Dấu hiệu của thiếu máu nhược sắc
Mặc dù vậy, bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc cũng dựa vào một số đặc điểm phổ biến sau để nhận định. Tuy nhiên, để chính xác hơn trong kết quả chẩn đoán thì cần thực hiện các xét nghiệm khác.
- Người bệnh có tình trạng khó thở hoặc nhịp thở có thể tăng lên nhanh.
- Người bệnh có tâm trạng cáu gắt.
- Xuất hiện các dấu hiệu chóng mặt.
- Da của người bệnh thường nhợt nhạt, xanh xao.
- Nhịp tim của người bệnh cũng tăng nhanh.
- Trạng thái của người bệnh mệt mỏi, yếu đuối, thậm chí còn cảm thấy mất sức.
- Niêm mạc mắt của người bệnh nhợt nhạt hoặc móng tay, chân mất màu hồng.
- Móng tay người bệnh có hình thìa, và thường rất dễ bị gãy.
Biến chứng của bệnh
Nếu để triệu chứng thiếu máu kéo dài mà không điều trị hoặc điều trị không hiệu quả, bạn có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:
- Chậm phát triển ở trẻ em.
- Suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.
- Nguy cơ cao mắc phải các bệnh nhiễm trùng.
- Tăng nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai.
- Thiếu máu khiến tim phải co bóp bơm máu đến các cơ quan, lâu ngày sẽ dẫn đến rối loạn nhịp tim, suy tim.

Điều trị thiếu máu nhược sắc
Xây dựng chế độ dinh dưỡng
Người bệnh cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Trong các bữa ăn, bạn nên bổ sung thực phẩm có các chất sau:
- Chất sắt: Các thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt bò, đậu lăng, ngũ cốc tăng cường chất sắt, rau lá có màu xanh đậm và trái cây sấy khô.
- Folate: Chất dinh dưỡng này có thể được tìm thấy trong các loại trái cây và nước ép trái cây, rau lá xanh đậm, đậu xanh, đậu phộng…
- Vitamin B12: Thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm thịt, các sản phẩm từ sữa, sản phẩm từ ngũ cốc và đậu nành.
- Vitamin C: Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây, nước ép cam quýt, ớt, bông cải xanh, cà chua, dưa và dâu tây. Những thực phẩm này giúp tăng hấp thu sắt.
Cách phòng bệnh
Do nguyên nhân chủ yếu gây bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc là do thiếu sắt nên bạn có thể phòng bệnh bằng cách bổ sung sắt trong chế độ ăn và viên uống sắt :
- Uống viên bổ sung sắt trong suốt thời kỳ mang thai.
- Các thực phẩm bổ sung sắt : Ăn các thực phẩm giàu sắt, vitamin như thịt màu đỏ (thịt bò, thịt trâu…), hải sản,thịt gia cầm, trứng, bột bánh mì, đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền, muống,…Kết hợp uống nước hoa quả như cam, chanh khi ăn thức ăn nhiều sắt để tăng khả năng hấp thu sắt.
- Không nên uống trà, cà phê ngay sau ăn.
- Vì sắt trong sữa mẹ được hấp thu hơn sữa bột nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa bổ sung sắt dành cho trẻ trong năm đầu đời.
Bất kì ai trong chúng ta đều có thể mắc phải thiếu máu nhược sắc. Vì thế, cần phải có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, bổ sung các thực phẩm giàu sắt trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như trên cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.