Suy thận mạn tính là bệnh lý nguy hiểm, tiến triển âm thầm nên nhiều bệnh nhân phát hiện muộn, biến chứng nặng nề và tiên lượng ảnh hưởng sức khỏe. Một trong những biến chứng nguy hiểm đến khiến bệnh nhân suy thận mạn tử vong là thiếu máu.
Thiếu máu ở bệnh thận mạn là gì?
Thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn là một tình trạng liên quan đến việc suy giảm chức năng thận, với các rối loạn huyết học, rối loạn hormone và dạ dày ruột. Không loại trừ cả hai trường hợp bệnh nhân ghép thận và bệnh thận giai đoạn cuối. Một thống kê cho thấy 43% người bệnh thận mạn giai đoạn 1-2, 57% người bệnh thận mạn giai đoạn 3-5 bị thiếu máu.
Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu ở bệnh thận mạn
Người mắc bệnh suy thận mạn tính sẽ khiến cho thận bị tổn thương và không thể tạo đủ chất kích thích tủy xương tạo máu (EPO), kết quả là các tủy xương sẽ sản xuất hồng cầu ít đi và gây ra tình trạng thiếu máu.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thiếu máu ở người bệnh thận có thể kể đến sự mất máu từ thẩm tách máu và giảm lượng các chất dinh dưỡng như sắt, vitamin B12, axit folic… được tìm thấy trong thực phẩm sử dụng hàng ngày.
Ngoài ra, thiếu máu trong suy thận mạn tính còn có thể do một số nguyên nhân như:
- Vấn đề khác liên quan đến tủy xương của người bệnh.
- Người bệnh gặp vấn đề về viêm như viêm khớp, viêm ruột… trong đó hệ miễn dịch cơ thể sẽ tấn công các tế bào và các cơ quan trong cơ thể người bệnh.
- Điều trị thiếu máu ở người suy thận mạn tính.
- Viêm ruột là một trong các nguyên nhân gây thiếu máu trong suy thận mạn tính.
- Người bệnh bị nhiễm trùng mạn tính.
- Suy dinh dưỡng.

Triệu chứng thiếu máu ở người bệnh suy thận mạn
Thiếu máu trong suy thận mạn tính có biểu hiện rất rõ ràng và dễ nhận biết, cụ thể:
- Cơ thể luôn có cảm giác mệt mỏi; bị yếu đi rõ rệt.
- Đau nhức đầu và giảm sự tập trung.
- Chóng mặt, da xanh xao.
- Khó thở hoặc mất nhịp thở.
- Đau tức ngực.
- Nhịp tim nhanh bất thường.
Tình trạng này có nguy hiểm không?
Nồng độ Hemoglobin (Hb) trong máu phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, chủng tộc, tình trạng nhiễm trùng, các tình trạng bệnh tật đồng thời, việc lọc máu đầy đủ, chất lượng nước… Kết quả một nghiên cứu cho thấy, nguy cơ tử vong tăng lên 3 lần với mỗi 10g/Hb giảm đi (trong khoảng 90- 130g/l).
Thiếu máu ở bệnh nhân thận mạn gây tăng tỷ lệ tử vong, tăng phì đại thất trái và suy tim sung huyết, tăng tốc độ tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối.
Chẩn đoán thiếu máu ở bệnh thận mãn
Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán thiếu máu ở người bệnh mắc bệnh thận mạn, dựa vào kết quả đo nồng độ Hb. Trẻ từ 6 tháng-5 tuổi có nồng độ <110g/l; trẻ từ 5-12 tuổi có Hb<115g/l; trẻ từ 12 – 15 tuổi có Hb <120g/l; và người trên > 15 tuổi có Hb<130g/l ở nam, và <120g/l ở nữ… có thể kết luận thiếu máu.
Ở người bệnh thận nhân tạo, nồng độ Hb sẽ khác nhau giữa các thời điểm. Xét nghiệm Hb vào buổi lọc máu giữa tuần thường có kết quả tương đương Hb trung bình cả tuần.
Tần suất đánh giá thiếu máu
- Với người bệnh không thiếu máu, ít nhất hàng năm với suy thận mạn giai đoạn 3 và ít nhất 2 lần/năm với suy thận mạn giai đoạn 4-5.
- Với người bệnh thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng, ít nhất mỗi 3 tháng/lần.
- Với người bệnh thiếu máu không điều trị bằng ESA, ít nhất mỗi 3 tháng với người mắc bệnh thận mạn không do bệnh đái tháo đường và người bệnh lọc màng bụng.
- Với người bệnh thận nhân tạo, phải xét nghiệm hàng tuần.

Điều trị thiếu máu ở bệnh thận mạn
Trước khi tiến hành điều trị triệu chứng thiếu máu ở người bệnh suy thận, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiến hành một số xét nghiệm để đánh giá mức độ thiếu máu như: xác định số lượng hồng cầu, lượng sắt dự trữ, tình trạng lọc máu, mất máu, chế độ dinh dưỡng,…
Dựa vào nguyên nhân và mức độ thiếu máu, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp với người bệnh:
Truyền khối hồng cầu
Truyền khối hồng cầu là phương pháp khắc phục tình trạng thiếu máu nhanh chóng. Phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp người bệnh bị mất máu cấp tính, thiếu máu quá nhiều hoặc không thể thực hiện ESAS do rủi ro hoặc không hiệu quả.
Tuy nhiên truyền máu quá nhiều có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe như: quá tải sắt, nhiễm virus, xuất hiện kháng thể kháng lại kháng nguyên HLA, giảm cơ hội ghép thận thành công.
Bổ sung sắt
Người bệnh suy thận cần phải bổ sung sắt để tăng quá trình tạo máu, giúp cơ thể tăng miễn dịch, cải thiện khả năng nhận thức, điều nhiệt,….; sắt được đưa vào cơ thể thông qua dạng viên uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Trong quá trình truyền sắt, nhân viên y tế sẽ theo dõi nghiêm ngặt để kịp thời xử lý các phản ứng nghiêm trọng.
Bổ sung Erythropoietin
Nếu thiếu máu là do cơ thể bị thiếu hụt Erythropoietin thì người bệnh nên bổ sung nội tiết này bằng cách tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch. Liều lượng sẽ được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào mức độ thiếu máu, cân nặng, triệu chứng lâm sàng.
Tình trạng thiếu máu trong suy thận mạn tính không chỉ khiến cho sức khỏe của bệnh nhân giảm sút, luôn trong tình trạng mệt mỏi mà còn làm tăng nguy cơ biến chứng thành các bệnh lý khác như suy tim, đột quỵ, tử vong…
Leave a reply