Thoái hóa khớp cổ chân dễ gặp phải ở những người trên 40 tuổi, thừa cân, béo phí, làm việc nặng, chấn thương… Nếu không được phát hiện và cải thiện đúng cách, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày, gây đau nhức dữ dội, găp nhiều khó khăn khi đi đứng, lâu dần hạn chế vận động, thậm chí có nguy cơ tàn phế.
Thoái hóa khớp cổ chân là gì?
Thoái hóa khớp cổ chân là tình trạng sụn khớp bị bào mòn theo thời gian, khiến các xương cọ vào nhau khi di chuyển, kèm với phản ứng viêm nên gây đau, cứng và các triệu chứng khác cho người bệnh. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sụn mà còn có thể gây tổn thương xương, dây chằng, gân xung quanh khớp.
Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở nhóm người trên 45 tuổi và nữ giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam giới.
Nguyên nhân gây bệnh
Thoái hóa khớp cổ chân không rõ nguyên nhân thường được gọi là thoái hóa khớp cổ chân nguyên phát. Những yếu tố nguy cơ tạo nên con đau tại khớp cổ chân thường gặp:
- Tuổi tác: Theo thời gian, khớp cổ chân xuất hiện hiện tượng hao mòn xương và sụn khớp gây ra viêm khớp, lâu dần tiến triển thành thoái hóa khớp.
- Làm việc nặng: Thường xuyên mang vác, vận chuyển các vật nặng khiến khớp cổ chân cọ xát với nhau nhiều hơn, làm tăng phát triển các phản ứng viêm, từ đó đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
- Di chuyển, hoạt động chân quá nhiều: Những người thường xuyên vận động thể thao như điền kinh, đá bóng, đi bộ đường dài… làm cho lớp sụn dễ bị mài mòn và gây thoái hóa. Ngược lại, người đứng lâu tại một vị trí cũng dễ bị các bệnh về khớp cổ – bàn chân, trong đó có thoái hóa.
- Thừa cân, béo phì: Cân nặng dư thừa là mối lo ngại của người bị bệnh xương khớp, gia tăng áp lực lên các khớp, nhất là vùng cổ chân. Đặc biệt, các khớp xung quanh cổ chân giữ vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể (cùng với khớp gối và khớp háng), vì vậy quá trình thoái hóa sẽ diễn ra nhanh hơn khi cơ thể bị dư cân, béo phì.

Triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân
Bệnh thoái hóa ở khớp cổ chân gây nên tình trạng đau vùng khớp ở cổ chân và khiến người bệnh bị hạn chế vận động. Cụ thể:
- Cơn đau nhói này có thể xảy ra một cách bất chợt, khi bạn gắng sức, hoặc khi ấn ở vùng khớp hoặc khi va đập mạnh.
- Mức độ cơn đau sẽ dao động từ nhẹ cho đến nặng, cơn đau thường tăng lên trong quá trình vận động và giảm khi bạn nghỉ ngơi.
- Những cơn đau đớn này sẽ làm giảm biên độ hoạt động của phần khớp cổ chân.
- Nếu tình trạng đau kéo dài trong một thời gian dài sẽ dẫn đến căn bệnh teo cơ, trong một số trường hợp còn có thể gây nên biến dạng xương.
- Bên cạnh đó bệnh còn thể gây ra các phản ứng viêm khớp cổ chân như: sưng – nóng – đỏ ở vùng khớp cổ chân, nặng hơn là tràn dịch ở khớp kéo theo các cơn đau suốt cả ngày.
Biến chứng thoái hóa khớp cổ chân
Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây ra một số biến chứng, nếu không được điều trị kịp thời và đúng phác đồ. Cụ thể như:
Hội chứng cứng khớp (Hallux Hardus)
Nếu tình trạng bệnh không được điều trị, sụn có thể bị mòn hoàn toàn. Điều này có thể làm cho xương bàn chân của bạn dính lại với nhau gây tê cứng ngón chân cái, gọi là Hội chứng cứng khớp Hallux.
Tình trạng này có thể khiến việc cử động ngón chân cái khó khăn và việc đi lại cũng bị ảnh hưởng.
Viêm khớp biến dạng ngón chân cái (Bunion)
Chứng cứng khớp Hallux có thể khiến ngón chân cái bị nghiêng về phía các ngón chân khác, gọi là viêm khớp biến dạng ngón chân cái. Người bệnh có thể bị đỏ, sưng và mất vững khi đứng, đi bộ.
Hình thành các nốt chai ở bàn chân
Các nốt chai có thể hình thành ở những nơi chịu áp lực hoặc bị cọ xát nhiều. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy không thoải mái khi mang giày dép, đau khi đi lại.
Chẩn đoán thoái hóa khớp cổ chân
Triệu chứng lâm sàng của khớp cổ chân được phát hiện qua các phương pháp chẩn đoán như: chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI)… giúp bước chẩn đoán chính xác cao hơn, từ đó hỗ trợ đắc lực cho các bước điều trị phục hồi tiếp sau đó.
Về cơ bản, các dấu hiệu của bệnh sẽ được “phơi bày” qua các xét nghiệm lâm sàng dưới đây:
- Chụp X- quang: Hình ảnh X-quang sẽ cho thấy tình trạng thu hẹp không gian khớp cổ chân, mất sụn ở mắt cá chân và các gai xương, một dấu hiệu cho thấy sự bù đắp lượng sụn bị mất bằng sự phát triển thêm của xương.
- Siêu âm: Ghi nhận tình trạng hẹp khe khớp và tràn dịch khớp.
- Chụp MRI: Là phương pháp hiện đại, cho hình ảnh không gian 3 chiều giúp phát hiện rõ hơn những tổn thương chưa tìm thấy từ 2 kỹ thuật trên.
- Nội soi khớp cổ chân: Là kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán thoái hóa khớp cổ chân được các chuyên gia đầu ngành ưa chuộng vì độ chính xác cao. Phương pháp này giúp các bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng bất thường tại cổ chân như: định vị tổn thương của sụn, bao hoạt dịch, dây chằng…
Ngoài các kỹ thuật trên, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiến hành xét nghiệm thêm như xét nghiệm máu và sinh hóa máu, xét nghiệm dịch khớp… để đảm bảo hiệu quả ở các bước chữa trị tiếp theo.

Phòng tránh căn bệnh thoái hóa khớp cổ chân
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho xương khớp như canxi, vitamin,… là cách để phòng tránh bệnh hiệu quả hơn hết.
- Lựa chọn giày dép phù hợp, có kích cỡ ôm chân giúp nâng đỡ chân
- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và thư giãn chân phù hợp. Đồng thời, hạn chế vận động mạnh hoặc đi lại quá nhiều trong thời gian đang điều trị bệnh.
- Duy trì thói quen luyện tập thể thao thường xuyên với những bộ môn nhẹ nhàng và tốt cho cử động nhịp nhàng của phần khớp như: bơi lội, đạp xe, chạy bộ, đi bộ, tập yoga,…
- Tạo thói quen ngâm chân với nước ấm hoặc nước muối loãng mỗi ngày để chân được thư giãn, tăng lưu thông máu.
- Kiên trì tập luyện các bài tập giúp cải thiện tình trạng cứng khớp cổ chân.
- Trong quá trình điều trị, người bệnh cần xác định tinh thần kiên trì để điều trị triệt để và tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với cổ chân.
Thoái hóa khớp cổ chân là một trong những bệnh lý rất thường gặp, nhất là ở nữ giới. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là với người lớn tuổi.
Leave a reply