Để thận luôn “chạy” tốt, có thể sinh hoạt và làm việc bình thường cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh từ sớm, cũng như cách chăm sóc sức khỏe đúng đắn và tầm soát bệnh thường xuyên. Sau đây là một số thói quen tốt cho thận mà ai cũng nên biết:
Uống đủ nước
Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể, và đặc biệt với những người bị thận yếu thì cần đặc biệt lưu ý. Các bác sĩ khuyến cáo, người bị bệnh thận không nên uống quá nhiều hay quá ít nước, vì uống nhiều nước sẽ tạo áp lực lên cho thận. Song, cũng không được uống ít nước sẽ làm tăng nguy cơ thận bị nhiễm độc, do thận sẽ không đủ nước để co bóp đẩy cặn bã và độc tố ra ngoài. Vì vậy, chỉ cần uống một lượng nước vừa đủ mỗi ngày.
Hoạt động thể chất, tập thể dục mỗi ngày
Hoạt động thể chất là một cách giúp tăng cường sức khỏe, giảm huyết áp và phòng tránh nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính. Vận động để bảo vệ thận và tham gia các hoạt động thể chất lành mạnh phù hợp với thể lực của bạn như chạy bộ, đạp xe, chơi cầu lông…để duy trì sự năng động của cơ thể, đồng thời đào thải các chất độc ra bên ngoài bằng mồ hôi, đường tiểu.
Cách làm thận khỏe qua chế độ ăn uống
Thận có thể bị ảnh hưởng từ thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Nhưng chủ yếu vấn đề ở thận bắt nguồn từ các bệnh khác như tăng huyết áp và tiểu đường. Vì hai bệnh này làm tổn thương những mạch máu bên trong cầu thận, lâu dần làm suy yếu khả năng lọc của thận.
Thận trọng với các chất bổ sung và các loại thảo dược
Việc bạn dùng quá nhiều các loại vitamin hoặc một số loại thực phẩm chức năng cũng có thể gây hại cho thận. Vì thế, một trong những cách giúp thận khỏe mạnh là phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại vitamin hay thảo dược nào nhé.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Khoảng một nửa số bệnh nhân tiểu đường có diễn biến tổn thương thận, vì vậy việc thường xuyên xét nghiệm kiểm tra chức năng thận là rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Nếu được phát hiện sớm có thể làm giảm hoặc ngăn chặn tổn thương thận do tiểu đường. Kiểm soát lượng đường trong máu là một cách hiệu quả giúp bảo vệ thận đồng thời tránh xa các vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường, béo phì, ung thư.
Theo dõi huyết áp
Huyết áp cao là yếu tố ảnh hưởng sẽ kéo theo các hệ lụy về sức khỏe như tiểu đường, tim mạch hoặc cholesterol tăng tăng cao, gây tổn thương đến thận. Khi huyết áp tăng cao sẽ làm dày các thành mạch và gây hẹp lòng mạch máu. Quá trình lọc máu trở nên khó khăn hơn, các chất thải của cơ thể sẽ bị ứ đọng lại trong máu và theo thời gian sẽ gây hại cho thận. Chỉ số huyết áp bình thường là 120/80 mmHg.
Cần thận trọng với rượu bia
Với thận khỏe mạnh, việc sử dụng 1 hoặc 2 ly rượu không có khả năng làm tổn thương chức năng cơ quan này. Những trường hợp sử dụng quá nhiều (nhiều hơn 4 ly trong chưa đầy 2 giờ) có thể đột ngột gây hại nghiêm trọng cho chức năng thận và có thể dẫn đến các vấn đề lâu dài. Sử dụng rượu thường xuyên còn có thể khiến cơ thể mất nước, dẫn đến thận không hoạt động tốt, tăng cân, bệnh gan, tăng huyết áp và một số tình trạng khác ảnh hưởng đến sức khỏe.
Từ bỏ thói quen hút thuốc lá
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư thận và tổn thương các mạch máu, từ đó ảnh hưởng đến chức năng thận vì làm giảm hoặc chậm lưu lượng máu đến thận. Thêm vào đó, hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến tác dụng một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp. Tình trạng này rất nghiêm trọng vì huyết áp cao không được kiểm soát là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý thận.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Khoảng một nửa số bệnh nhân tiểu đường có diễn biến tổn thương thận, vì vậy việc thường xuyên xét nghiệm kiểm tra chức năng thận là rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Nếu được phát hiện sớm có thể làm giảm hoặc ngăn chặn tổn thương thận do tiểu đường. Kiểm soát lượng đường trong máu là một cách hiệu quả giúp bảo vệ thận đồng thời tránh xa các vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường, béo phì, ung thư.
Kiểm tra chức năng thận
Nếu bạn ở đối tượng có nguy cơ cao bị tổn thương thận hoặc đang bị bệnh thận thì cần kiểm tra chức năng của thận thường xuyên. Những đối tượng sau cần lưu ý kiểm tra thường xuyên:
- Người trên 60 tuổi.
- Người sinh ra nhẹ cân.
- Người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp hoặc đái tháo đường.
- Người có tiền sử gia đình bị tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc mắc bệnh thận mạn phải lọc máu hay ghép thận.
- Người béo phì.
- Người có dấu hiệu bất thường ở thận.
Việc kiểm tra chức năng thận thường xuyên là một cách để tầm soát sức khỏe của thận, cũng biết được những thay đổi có thể xảy ra. Việc phát hiện sớm có thể giúp điều chỉnh lối sống cũng như những can thiệp y tế giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa thận bị tổn thương trong tương lai.
Để giữ cho thận khỏe mạnh bạn cần chú ý chăm sóc cơ thể, hạn chế nguy cơ phát triển các bệnh tạo áp lực lên thận. Hãy nhớ luôn ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát cân nặng ở mức bình thường. Khi cơ thể cường tráng, tất cả cơ quan cũng sẽ khỏe mạnh, bao gồm cả hai quả thận.
Leave a reply