Tiểu buốt tiểu rắt thường là biểu hiện của bệnh lý liên quan tới đường tiết niệu hay một số căn bệnh thường gặp ở mọi đối tượng. Tình trạng này đã làm ảnh hướng rất nhiều đến tâm lý cũng như sinh lý của người bệnh. Đặc biệt là đời sống sinh hoạt hàng ngày, vì vậy cần phải điều trị dứt điểm và sớm nhất có thể.
Tiểu buốt là gì?
Tiểu buốt là một thuật ngữ khá rộng, dùng để mô tả cảm giác nóng rát, nhói đau mỗi khi đi tiểu, nó gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Đây là kết quả của sự kích thích bàng quang, niệu đạo. Nguyên nhân hay gặp nhất gây tiểu buốt là do nhiễm trùng đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt), nhưng cũng có thể là nhiễm trùng đường tiết niệu trên (viêm thận, niệu quản).
Tình trạng tiểu buốt thường xuất hiện ở nữ giới trong độ tuổi từ 20-50 và nam giới tuổi cao, ít gặp ở nam giới trẻ tuổi do liên quan tới bệnh lý tăng sản tuyến tiền liệt.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu buốt
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng tiểu buốt. Ở phụ nữ, nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Ở nam giới, viêm niệu đạo và ung thư tuyến tiền liệt là nguyên nhân thường gặp nhất làm bạn bị tiểu buốt.
Các nguyên nhân khác gây ra bệnh tiểu buốt bao gồm:
- Sỏi bàng quang.
- Bệnh Chlamydia.
- Viêm bàng quang.
- Các loại thuốc, chẳng hạn như những người sử dụng thuốc trong điều trị ung thư, có tác dụng phụ gây kích thích bàng quang.
- Bệnh Herpes sinh dục.
- Không lấy băng vệ sinh khỏi âm đạo.
- Vừa trải qua thủ thuật đường tiết niệu, trong đó có sử dụng các dụng cụ tiết niệu để xét nghiệm hoặc điều trị.
- Nhiễm trùng thận.
- Sỏi thận.
- Nhiễm trùng hoặc viêm tuyến tiền liệt.
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs).
- Dị ứng với xà phòng, nước hoa và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác.
- Hẹp niệu đạo.
- Viêm niệu đạo hoặc nhiễm trùng niệu đạo.
- Viêm ống dẫn trứng.
- Viêm âm đạo hoặc nhiễm trùng âm đạo.
- Nhiễm nấm men (âm đạo).
Yếu tố nguy cơ gây bệnh
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh tiểu buốt, chẳng hạn như:
- Nữ giới.
- Có nhiều bạn tình.
- Quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh.
- Người mắc đái tháo đường.
- Người cao tuổi.
- Người mắc các bệnh về tuyến tiền liệt.
- Phụ nữ mang thai.
- Người có đặt ống thông tiểu.
- Ăn các loại thực phẩm có tính axit cao.
- Uống nhiều cà phê, rượu,…

Triệu chứng tiểu buốt thường gặp
Tình trạng tiểu buốt có những biểu hiện điển hình là cảm giác nóng rát, khó chịu khi đi vệ sinh. Người bệnh không nên bỏ qua để tránh những biến chứng nặng hơn. Nếu người bệnh đi tiểu buốt và có thêm các triệu chứng sau đây, hãy đến ngay các cơ sở y tế:
- Cơn đau buốt kéo dài hơn 24 giờ.
- Cơn đau kèm theo sốt.
- Vùng kín tiết dịch.
- Nước tiểu có mùi lạ, lẫn máu hoặc đục.
- Tiểu buốt có kèm theo đau bụng.
- Có các bệnh về bàng quang hoặc sỏi thận.
- Đau ở hông hoặc lưng.
Biến chứng tiểu buốt có thể xảy ra
Đi tiểu buốt là dấu hiệu của một số bệnh lý đường tiết niệu. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng bao gồm:
Viêm bàng quang
Vi khuẩn làm người bệnh tiểu buốt, tiểu gắt có thể theo niệu quản tấn công vào bàng quang gây viêm nhiễm hoặc do vi khuẩn có trong máu hoặc hệ thống bạch huyết. Thông thường, viêm bàng quang do nhiễm trùng tiểu thấp phổ biến hơn.
Viêm bể thận
Ngoài tấn công bàng quang, vi khuẩn còn có thể tấn công bể thận làm cho thận bị sưng tấy và có nguy cơ tổn thương không phục hồi. Người bị viêm bể thận dễ chuyển thành mạn tính, đe dọa đến tính mạng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Từ những dấu hiệu ban đầu là tiểu buốt, người bệnh có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nếu không được điều trị sớm và đúng phác đồ. Đó là cơ hội phát sinh các biến chứng nguy hiểm liên quan đến hệ tiết niệu và nặng nề nhất là gây tổn thương thận.
Bị tiểu buốt cần thăm khám bác sĩ khi nào?
Đừng tự chịu đau một mình mà hãy tìm đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa tiết niệu tại các địa chỉ uy tín nếu bạn có các triệu chứng dưới đây:
- Cơn đau buốt khi đi tiểu kéo dài dai dẳng không tự dứt.
- Bị đái buốt kèm theo sốt, người mệt mỏi.
- Nước tiểu có mùi hôi nồng khó chịu kéo dài, nước tiểu có lẫn máu (nước tiểu màu hồng).
- Bị đau buốt đái kèm theo đau bụng, đau vùng chậu.
- Có dịch lạ bất thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục (dương vật hoặc âm đạo).
- Khi bạn đang mắc các bệnh về bàng quang, sỏi thận.
Chẩn đoán và khám tiểu buốt
Để điều trị hiệu quả tình trạng tiểu buốt, các bác sĩ cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có các biện pháp phù hợp. Theo đó, người bệnh sẽ được:
Hỏi bệnh sử
Việc đầu tiên, các bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh về các triệu chứng, thời điểm xuất hiện triệu chứng và những biểu hiện kèm theo như: Sốt, đau lưng, tiết dịch vùng kín, các triệu chứng chứng tỏ tình trạng bàng quang bị kích ứng hay tắc nghẽn… Người bệnh cũng được hỏi về việc quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng các phương pháp can thiệp đường tiết niệu hay tiền sử mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch… để xác định các yếu tố nguy cơ.
Khám toàn thân
Ngoài hỏi bệnh sử, người bị tiểu buốt còn được bác sĩ khám da, niêm mạc, khớp tay chân, khám khung chậu… để tìm kiếm dấu hiệu của các bệnh viêm khớp, viêm nhiễm phụ khoa.
Với nam giới, bác sĩ có thể thăm trực tràng để đánh giá kích thước, độ đồng nhất, độ mềm của tuyến tiền liệt.
Xét nghiệm
Ngoài các biện pháp thăm khám lâm sàng, người bệnh còn có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm nước tiểu, cấy nước tiểu trong phòng thí nghiệm… Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh siêu âm, nội soi bàng quang để loại bỏ các yếu tố có liên quan đến u bướu đường tiết niệu.
Các phương pháp điều trị chứng tiểu buốt
Việc chữa trị chứng tiểu buốt cần phải qua thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ cụ thể của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng chị em:
- Nếu nguyên nhân là do nhiễm khuẩn sẽ phải sử dụng kháng sinh đặc hiệu kết hợp với việc uống những loại nước lợi tiểu như bông mã đề, nước râu ngô, bột sắn dây, rau má,…
- Tiểu buốt nếu là do các căn bệnh ở đường tiết niệu thì phải điều trị càng sớm càng tốt để tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Nếu đây chỉ là biểu hiện do thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ. Người bệnh cần điều chỉnh ngay chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho phù hợp.
- Hạn chế các thực phẩm có cồn, có ga, thực phẩm lợi tiểu gây kích thích bàng quang….
- Luyện tập và tạo thói quen đi tiểu vào các khung giờ cố định trong ngày. Nếu xuất hiện biểu hiện tiểu rắt cố gắng giữ bình tĩnh và kéo dài thời gian nhất có thể giúp cơ thể làm quen và không bị nó chi phối giúp bàng quang giữ nước lâu hơn và hạn chế số lần đi tiểu.
- Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể không nên uống quá ít hay quá nhiều. Một ngày 2 lít nước là hợp lý nhất và lưu ý không nên uống nước trước khi đi ngủ.

Chế độ sinh hoạt tốt phòng ngừa đái buốt
Một số chế độ sinh hoạt và thói quen hàng ngày tốt cũng giúp phòng ngừa đái buốt như:
- Uống đủ nước từ 1,5 – 2 lit nước lọc mỗi ngày.
- Nên uống nhiều nước vào buổi sáng sau khi thức dậy. Đồng thời hạn chế uống nhiều nước sau 21h tối.
- Bổ sung thêm rau xanh, trái cây mọng nước như cam, bưởi, dưa hấu,… vào thực đơn ăn uống hằng ngày, tránh tình trạng rối loạn tiểu tiện, táo bón.
- Hạn chế tối đa việc bổ sung các thực phẩm gây kích thích bàng quang như: đồ ăn chua, trái cây chua, thực phẩm có tính axit cao, rượu và các loại đồ uống chứa cồn, thực phẩm chứa caffein… để tránh kích thích bàng quang, giúp bàng quang có thời gian phục hồi.
- Không nên dùng các loại nước xả có mùi thơm với độ cá nhân để tránh nguy cơ bị kích ứng.
- Nên dùng bao cao su khi gần gũi bạn tình để giữ an toàn cho cả hai, tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Tiểu buốt là một trong những biểu hiện thường gặp trong đời sống hàng ngày, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe và những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, mỗi người chúng ta nên dự phòng nguy cơ tiểu buốt bằng lối sống khoa học, dinh dưỡng lành mạnh. Khi có bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời, đúng cách, hạn chế nguy cơ biến chứng, tái phát bệnh.
Leave a reply