Tiêu chảy mãn tính tuy không phổ biến nhưng gây ra khá nhiều nguy hiểm và khó điều trị dứt điểm cho người mắc phải. Hiểu rõ bệnh, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả giúp người bệnh sớm thoát khỏi tình trạng tiêu chảy mãn tính và những hậu quả gây nên.
Tiêu chảy mãn tính là bệnh gì?
Tiêu chảy mãn tính là tình trạng đi ngoài phân lỏng trên 3 lần mỗi ngày và tiêu chảy kéo dài trên 4 tuần. Bệnh không phổ biến, chỉ một số ít người mắc phải tuy nhiên hậu quả bệnh gây ra khá nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bệnh
- Hội chứng kích ruột.
- Các bệnh truyền nhiễm.
- Vi khuẩn quá mức ở ruột non.
- Sau nhiễm bệnh.
- Bệnh viêm ruột.
- Bệnh ung thư đại tràng.
- Táo bón nặng.
- Kém hấp thu đường.
- Kém hấp thu chất béo.
- Một số bệnh nội tiết.
- Lạm dụng thuốc nhuận tràng.

Triệu chứng khi bệnh
Các triệu chứng thường gặp:
- Đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
- Đôi khi có lẫn máu hoặc sủi bọt.
- Sôi bụng nhiều.
- Đau bụng.
- Buồn nôn.
- Phân có thể chứa nhiều nước hoặc sền sệt.
Biến chứng tiêu chảy mãn tính
Các biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra cho cơ thể.
- Mất nước trầm trọng.
- Mất một lượng không nhỏ các chất điện giải như: nati, kali, canxi, magie, phosphate…
- Lơ mơ, li bì, hôn mê do mất nước, mất cân bằng chất điện giải.
- Yếu cơ, co giật.
- Suy dinh dưỡng.
Cách điều trị tiêu chảy mãn tính
- Để điều trị bệnh tiêu chảy mãn tính tận gốc, cần điều trị căn nguyên gây bệnh.
- Nếu ỉa chảy là biểu hiện của bệnh lý thì cần có phác đồ điều trị bệnh dứt điểm.
- Các trường hợp do tác dụng phụ của thuốc hoặc sau phẫu thuật, người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ để được điều chỉnh đơn thuốc hoặc có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Còn đối với tiêu chảy kéo dài do ăn uống thiếu khoa học, người bệnh cần điều chỉnh lại thực đơn hàng ngày.
Bên cạnh đó, để điều trị triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như:
- Bù nước và chất điện giải: Oresol
- Thuốc cầm tiêu chảy: Bismuth, Loperamide…
- Thuốc kháng sinh: Metronidazole…
- Trường hợp mất nước nặng cần truyền dịch đường tĩnh mạch tại các cơ sở y tế.

Cách phòng ngừa bệnh
Đây là một bệnh đường tiêu hóa do đó ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần lưu ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt.
- Ăn thức ăn lỏng, mềm như cháo, súp để bù nước và giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn. Bổ sung trái cây, thịt nạc, thịt gia cầm.
- Uống nhiều nước.
- Người bệnh nên kiêng thực phẩm chứa nhiều chất béo, giàu chất xơ, thức ăn cay, sữa, đồ uống có cồn, chứa caffein.
- Hạn chế sử dụng đường sữa hoặc chất tạo ngọt nhân tạo.
- Phải kiêng những thức ăn đồ uống mà cứ ăn vào là tiêu chảy, mặc dù thực phẩm đó bổ dưỡng.
- Không được lạm dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
- Ăn chín, uống sôi, rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm các loại vi trùng, ký sinh trùng.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh có nguy cơ gây tiêu chảy mạn tính.
Bệnh tiêu chảy mãn tính rất dai dẳng và khó điều trị. Vậy nên người bệnh không nên chủ quan trước các triệu chứng bệnh cần đến khám bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Để ngừa bệnh, mỗi chúng ta cần chú trọng hơn tới việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý và an toàn để đảm bảo cơ thể luôn được khỏe mạnh toàn diễn.