Đối với các mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé. Để có một thai kỳ khỏe mạnh thì chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều mẹ không thể bỏ qua.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là “tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.
Một vài hướng dẫn chung về chế độ ăn
- Mỗi ngày nên đúng giờ khi ăn ba bữa nhỏ cùng và hai hoặc ba bữa ăn nhẹ.
- Đảm bảo cơ thể phải được cung cấp 20-35 gram chất xơ hàng ngày. Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ là: bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, mì ống, bột yến mạch, rau, trái cây…
- Giới hạn tổng lượng chất béo dưới 40% lượng calo hàng ngày. Chất béo bão hòa nên ít hơn 10% so với tất cả chất béo.
- Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo có đủ vitamin và khoáng chất.
Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?
Tiểu đường thai kỳ thường được phát hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Những ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ và thai nhi như sau:
Đối với mẹ
- Có nguy cơ bị tiền sản giật hoặc sản giật.
- Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm tái lại nhiều lần.
- Có thể bị sảy thai nhiều lần hoặc thai chết lưu không rõ nguyên nhân.
- Nguy cơ khó sinh do thai to, mẹ bị đa ối.
- Tăng nguy cơ băng huyết sau sinh.
Đối với thai nhi
- Có nguy cơ dị tật bẩm sinh.
- Sang chấn khi sinh, do thai to.
- Tăng tỷ lệ tử vong thai và trẻ sơ sinh.
- Tăng nguy cơ sinh non gây suy hô hấp sau sinh.
- Hạ đường huyết, hạ canxi. Nguy cơ bị đái tháo đường tuyp 2 trong tương lai cao.

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Thực phẩm chứa nhiều chất đạm
Chất đạm (protein) là thành phần không thể thiếu để cấu tạo nên tế bào. Chất đạm tham gia vào nhiều hoạt động trao đổi chất, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi mang thai, nhu cầu chất đạm của người mẹ tăng lên để đảm bảo việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ.
Thực phẩm có ít đường
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Trong thực đơn hàng ngày, mẹ bầu nên hạn chế tối đa các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Đây là những loại đường hấp thu nhanh làm tăng cao đường huyết sau ăn. Bao gồm: bánh, kẹo, kem, chè, mứt, trái cây sấy, các loại nước ngọt… Không nên dùng đường trắng.
Thực phẩm có chất béo không bão hòa
Chất béo (lipid) đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc màng tế bào và dự trữ nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Chất béo đặc biệt quan trọng trong thời gian mang thai và cho con bú. Chất béo tham gia vào quá trình hình thành và phát triển não trong quá trình mang thai và bảo đảm chất lượng của sữa mẹ.
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Tăng cường chất xơ
Chất xơ cũng đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong điều hòa và kiểm soát đường huyết tương. Mẹ bầu cần ăn ít nhất 400g rau củ quả một ngày. Nên chọn rau củ quả có nhiều chất xơ như rau muống, rau ngót, rau bắp cải…
Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Chất bột đường (carbohydrate) là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Chất bột đường là nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng cao. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần cung cấp đủ chất bột đường để bổ sung năng lượng, tham gia vào quá trình cấu tạo tế bào.
Tiểu đường nên tránh
Tránh thức ăn chứa nhiều tinh bột
Thức ăn chứa nhiều tinh bột bao gồm bánh mì trắng, cơm trắng, mì trắng, phở, bún. Đây đều là những thực phẩm chúng ta ăn uống hàng ngày nhưng phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ luôn được bác sĩ khuyến cáo không nên ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn. Hãy chia khẩu phần ăn thành 4 phần trong đó 1 phần tinh bột, 1 phần đạm, 2 phần rau củ. Lượng tinh bột cho mỗi phần khoảng 1/2 chén đến 2/3 chén cơm.
Chất béo
Các chất béo không lành mạnh có thể làm tăng cholesterol máu và kháng lại insulin, làm tăng đột biến lượng đường trong máu và nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh tiểu đường như vữa xơ động mạch, các bệnh lý về tim. Người bệnh nên tránh sử dụng các thực phẩm có chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
Carbs
Tinh bột và đường là 2 loại carbs mà người bệnh tiểu đường nên hạn chế, vì cơ thể sẽ phân hủy chúng thành đường đơn hệ, khiến cơ thể hấp thụ nhanh hơn và gây tăng lượng đường trong máu.
Tránh thực phẩm chứa carbohydrate
Một số thực phẩm nhìn bề ngoài thì có vẻ không chứa nhiều tinh bột và đường, nhưng thực ra không phải vậy thậm chí chúng còn chứa rất nhiều đường và tinh bột không tốt cho sức khỏe bao gồm: thức ăn nhanh, đồ ăn dầu mỡ, đồ uống có cồn,….

Chế độ tập luyện khi bị tiểu đường thai kỳ
Ngoài việc thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế đường, chất béo, muối tăng cường protein, vitamin và khoáng chất. Để duy trì mức đường huyết bình thường, mẹ nên áp dụng những lời khuyên sau:
- Kiểm tra đường huyết thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Uống nhiều nước nhằm loại bỏ độc tố, giảm độ nhớt của máu do lượng đường tăng cao.
- Dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, tránh để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài.
- Tập thể dục đều đặn để cải thiện độ nhạy của insulin. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại hình tập luyện và cường độ tập phù hợp với mình.
- Tuân thủ các mốc khám thai định kỳ.
Một thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường hợp lý giúp việc kiểm soát đường trong máu tốt hơn, làm giảm những nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho mẹ và con trước, trong và sau khi sinh. Tăng cường ăn các thực phẩm nên ăn và hạn chế tối đa những thực phẩm không nên ăn kết hợp với một chế độ tập luyện hợp lý giúp mẹ bầu kiểm soát tốt lượng đường huyết và mang lại hiệu quả tối ưu cho sức khỏe nhé!