Đái tháo đường thai kỳ là một trong những bệnh lý có thể gặp phải khi mang thai. Nếu chẳng may bị tình trạng này, bạn cần được điều trị nhanh chóng để ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe có thể xảy đến cho mình và thai nhi.
Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?
Đái tháo đường thai kỳ hay tiểu đường thai kỳ là tình trạng tình trạng lượng đường trong máu cao ở một số phụ nữ trong thời gian mang bầu. Bệnh thường phát triển từ tuần thai thứ 24 – 28.
Nếu bạn bị đái tháo đường trong thai kỳ, không đồng nghĩa với bạn đã mắc bệnh từ trước lúc mang thai hoặc sau khi sinh con. Tuy nhiên, đái tháo đường thai kỳ sẽ khiến bạn tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai.
Bên cạnh đó, nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường ở trẻ, đồng thời gây ra những biến chứng sức khỏe cho cả mẹ lẫn con.
Nguyên nhân gây bệnh
Insulin là một hormone do tuyến tụy sản sinh và nằm ở phía sau dạ dày, giúp cơ thể chuyển hóa đường thành năng lượng, đồng thời kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ thể không thể sản xuất đủ lượng insulin trong suốt quá trình thai kỳ sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.
Tất cả phụ nữ mang thai đều có chất kháng insulin vào giai đoạn cuối thai kỳ, nhưng một số người có chất đề kháng insulin trước cả khi mang thai, thường do béo phì. Những phụ nữ này có nhu cầu tăng cao về insulin khi mang thai và có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra còn có các yếu tố rủi ro khiến cho một số phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai cao hơn:
- Thừa cân và béo phì.
- Thiếu hoạt động thể chất.
- Đái tháo đường thai kỳ trước hoặc tiền tiểu đường trước khi mang thai.
- Hội chứng buồng trứng đa nang.
- Tiền sử bệnh đái tháo đường của các thành viên trong gia đình.
Một số phụ nữ bị đái tháo đường trước khi mang thai được gọi là bệnh đái tháo đường tiền sản. Những phụ nữ khác có thể mắc một loại bệnh đái tháo đường chỉ xảy ra trong thai kỳ được gọi là bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Dấu hiểu tiểu đường thai kỳ
Rất hiếm khi đái tháo đường khi mang thai gây ra triệu chứng rõ rệt. Bệnh chỉ được phát hiện trong những lần thăm khám định kỳ của thai phụ nếu có xuất hiện triệu chứng, bao gồm:
- Tiểu nhiều lần trong ngày.
- Mệt mỏi.
- Mờ mắt.
- Khát nước liên tục.
- Ngủ ngáy.
- Tăng cân quá nhanh so với khuyến nghị.
Biến chứng của tiểu đường thai kỳ
Lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến các vấn đề cho phụ nữ mang thai và em bé:
- Bệnh tiểu đường thai kỳ khi không kiểm soát tốt sẽ khiến lượng đường trong máu của em bé tăng cao. Cân nặng của trẻ sẽ phát triển hơn mức bình thường. Điều này không chỉ gây khó chịu cho người mẹ trong vài tháng cuối của thai kỳ mà còn gây những khó khăn trong quá trình sinh nở.
- Hàm lượng polyhydramnios – quá nhiều nước ối trong bụng mẹ, có thể gây ra hiện tượng chuyển dạ sớm hoặc gặp các vấn đề khi sinh.
- Khả năng sinh non cao hơn.
- Nguy cơ bị tiền sản giật – một tình trạng gây tăng huyết áp khi mang thai và có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ nếu không được điều trị.
- Em bé khi sinh ra sẽ bị hạ đường huyết hoặc vàng da và mắt (vàng da) sau khi sinh.
- Khả năng thai chết lưu, mặc dù trường hợp này tương đối hiếm.
Ngoài ra, việc bị tiểu đường thai kỳ cũng đồng nghĩa với người mẹ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai.
Chế độ ăn phù hợp giúp thai phụ kiểm soát tốt đường huyết
Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cũng cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn hàng ngày như sau:
Thực phẩm nên ăn
- Nên ăn các loại thịt nạc, sữa chua, đậu hũ, cá nạc, sữa ít béo, không đường,… không làm tăng quá mức đường huyết.
- Thực phẩm giàu chất xơ, Vitamin tốt như: gạo lứt, rau xanh, đậu đỗ, trái cây ít ngọt, rau củ quả,…
- Khẩu phần ăn của thai phụ bị tiểu đường thai kỳ vẫn cần đảm bảo đủ các nhóm chất, ngoài ra có thể bổ sung thêm canxi từ tháng thứ 4 trở đi.
Thực phẩm nên tránh
Nên tránh các loại thực phẩm gây tăng đường huyết, dễ dẫn tới biến chứng bệnh như:
- Thực phẩm nhiều đường tinh chế: bánh kẹo, chè, kem, nước ngọt.
- Thực phẩm nhiều tinh bột: cơm, mì gói, các loại bánh ngọt,…
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo: lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, da động vật, thức ăn chiên xào,…
- Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: mì gói, thịt nguội, đồ đóng hộp.
- Các thức uống kích thích như: rượu bia, chè đặc, cà phê,…

Biện pháp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ
- Ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe: Chọn thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo, calo. Tập trung vào trái cây, rau và ngũ cốc. Đa dạng các loại thực phẩm để không ảnh hưởng đến hương vị hoặc dinh dưỡng.
- Tăng cường vận đông: Tập thể dục trước và trong khi mang thai có thể giúp hạn chế mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Đặt mục tiêu 30 phút hoạt động mỗi ngày như đi bộ, bơi, yoga…
- Duy trì cân nặng: Nếu đang có kế hoạch mang thai thì nên giảm cân trước để có thai kỳ khỏe mạnh hơn.
- Uống Insulin nếu cần: Nhiều trường hợp mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ phải dùng insulin. Nếu insulin được bác sĩ yêu cầu, hãy dùng thuốc theo chỉ dẫn để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
- Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên: Bởi vì mang thai khiến cơ thể cần năng lượng để thay đổi, lượng đường trong máu có thể thay đổi rất nhanh. Vì thế cần Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Người bị tiểu đường thai kỳ không những cần chú trọng vào việc lựa chọn và sử dụng các loại hoa quả tươi sao cho với lượng vừa đủ, đúng thời điểm, chia nhỏ các bữa ăn. Khám sức khỏe mẹ và thai định kỳ giúp phát hiện sớm bất thường, điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với nhu cầu. Các m