Tiểu không kiểm soát là vấn đề thường gặp ở người có tuổi. Do tuổi cao, sức khỏe giảm sút, các chức năng thường bị suy giảm nên tiểu tiện không tự chủ, do bàng quang không kiểm soát được các hoạt động.
Tiểu không tự chủ ở người già là gì?
Tiểu không tự chủ là trạng thái nước tiểu rỉ ra bên ngoài mà bản thân người bệnh không kiểm soát được. Mặc dù bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng tiểu không tự chủ ở người già là phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ.
Tiểu không tự chủ ở người già thường được phân loại thành:
- Tình trạng tiểu không kiểm soát do áp lực đè nén lên bàng quang chẳng hạn như khi tập thể dục, ho, hắt hơi hay mang vác vật nặng.
- Són tiểu khẩn cấp – tình trạng buồn tiểu đột ngột và không thể nhịn đủ lâu để kịp tới nhà vệ sinh.
- Són tiểu do bàng quang luôn trong trạng thái “đầy”.
- Rối loạn cơ năng xảy ra ở người bệnh có chức năng bàng quang bình thường, nhưng họ gặp khó khăn trong vấn đề đi lại, chẳng hạn khi bị bệnh viêm khớp.
Nguyên nhân của tiểu không tự chủ ở người già
Người già đi tiểu không kiểm soát có thể xuất phát từ rất nhiều lý do, thường do các vấn đề khiến bàng quang tăng hoạt động. Đôi khi, những ảnh hưởng nhỏ lên bàng quang cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Âm đạo bị kích ứng hoặc viêm nhiễm.
- Táo bón.
- Cơ bàng quang hoặc cơ sàn chậu yếu.
- Bàng quang tăng hoạt.
- Một số bệnh lý làm tổn thương dây thần kinh kiểm soát bàng quang như bệnh đa xơ cứng, tiểu đường hoặc Parkinson.
- Sa cơ quan vùng chậu chẳng hạn như sa bàng quang, sa tử cung làm cho niệu đạo và bàng quang không thể hoạt động bình thường, dẫn đến rò rỉ nước tiểu.
- Túi thừa niệu đạo.
Đối với nam giới lớn tuổi, hầu hết các trường hợp tiểu không kiểm soát đến liên quan đến tuyến tiền liệt, có thể là do viêm tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến tiền liệt.
Triệu chứng tiểu không tự chủ ở người già
Tùy thuộc vào loại són tiểu mà người cao tuổi có thể biểu hiện một số dấu hiệu và triệu chứng của tiểu không tự chủ như:
- Rò rỉ nước tiểu khi ho, hắt xì, khi cười lớn hay khi tập thể dục.
- Tiểu gấp, luôn mắc tiểu đột ngột không kiềm chế được.
- Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm.
- Tè dầm.
- Cầu bàng quang.
Tiểu không tự chủ ở người già cảnh báo bệnh gì?
Tiểu không tự chủ ở người già kéo dài, diễn ra liên tục và không có dấu hiệu cải thiện có thể là cảnh báo về một số bệnh lý nghiêm trọng như sau:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Các bệnh lý về thận (chứng thận hư, suy thận…).
- Sỏi thận.
- Bệnh lý về bàng quang (viêm bàng quang, bàng quang kẽ…).
- Viêm tuyến tiền liệt.
Chẩn đoán bệnh
Đối với tình trạng tiểu không tự chủ ở người già, có một số phương pháp chẩn đoán có thể được chỉ định thực hiện bao gồm:
- Siêu âm bàng quang: Sau khi người bệnh đi tiểu, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm bàng quang để xem xét lượng chất thải còn lại trong bàng quang (nếu có). Thủ tục này thường mất từ 5 – 10 phút, đồng thời một ống thông cũng có thể được đặt vào bàng quang để dẫn lưu và đo lượng nước tiểu còn lại.
- Chụp X-quang: Phương pháp này được thực hiện ngay trong khi người bệnh đi tiểu, giúp thu thập hình ảnh chi tiết về hệ thống đường tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang…
- Kiểm tra niệu động học: Một ống thông sẽ được đưa vào để làm đầy nước trong bàng quang, nhằm đo áp lực của cơ quan này ở trạng thái nghỉ, đầy và rỗng. Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá được khả năng hoạt động, sức chứa của bàng quang cũng như cảm giác mà người bệnh đang cảm thấy.
- Nội soi bàng quang: Thông qua phương pháp chẩn đoán này, bác sĩ có thể kiểm tra được hoạt động của bàng quang, khối u, sỏi hoặc thậm chí là dấu hiệu ung thư.
Phương pháp điều trị tiểu không tự chủ ở người lớn tuổi
Trị liệu hành vi
Đối với người cao tuổi, trị liệu hành vi là phương pháp điều trị thường được ưu tiên hàng đầu đối với chứng tiểu không tự chủ. Cụ thể như sau:
- Thay đổi thói quen đi tiểu: Người bệnh có thể kéo dài dần thời gian giữa các lần đi vệ sinh, giúp cơ chế làm rỗng bàng quang diễn ra hiệu quả hơn.
- Bài tập cơ sàn chậu: Những bài tập này sẽ giúp tăng cường các cơ sàn chậu, từ đó điều chỉnh quá trình tiểu tiện diễn ra thuận lợi hơn.
- Quản lý chế độ ăn uống: Phương pháp này không thể chữa khỏi chứng tiểu không tự chủ nhưng có thể cải thiện hiệu quả khả năng kiểm soát bàng quang. Theo đó, người bệnh nên từ bỏ thói quen uống đồ uống có gas, rượu, cà phê, trà, sữa, mật ong, thức ăn quá cay…
Thuốc
Thuốc thường được chỉ định sử dụng kết hợp với các phương pháp trị liệu hành vi, bao gồm:
- Thuốc kháng Cholinergic hoặc thuốc chống co thắt: Loại này thường được kê đơn để điều trị chứng tiểu không kiểm soát. Tác dụng phụ thường gặp nhất là khô miệng, ngoài ra một số trường gặp có thể bị táo bón, mờ mắt hoặc rối loạn tâm thần.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được kê đơn khi chứng tiểu không tự chủ xảy ra do nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm tuyến tiền liệt. Cơ chế hoạt động là thắt chặt các cơ xung quanh bàng quang.
Thiết bị y tế
Đối với người cao tuổi là nữ giới, chứng tiểu không tự chủ có thể được điều trị bằng cách sử dụng một số thiết bị y tế như sau:
- Chèn niệu đạo: Miếng chèn sẽ được đặt vào niệu đạo để giúp người già kiểm soát được tiểu tiện trong quá trình hoạt động, tập luyện thể dục. Tuy nhiên, người bệnh chỉ được phép sử dụng tối đa trong 8 giờ để tránh các vấn đề không mong muốn liên quan đến sức khỏe và vệ sinh.
- Vòng nâng cổ tử cung (Pessary): Vòng được đặt trong âm đạo, hoạt động tương tự như màng ngăn, giúp hỗ trợ kiểm soát bàng quang. Vòng nâng có nhiều kích cỡ khác nhau, sau khi đặt sẽ được kiểm tra và làm sạch 3 tháng/lần.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là lựa chọn điều trị cuối cùng khi các phương pháp trên hoàn toàn không mang lại hiệu quả. Một số thủ thuật được thực hiện phổ biến bao gồm:
- Đặt băng nâng niệu đạo.
- Cơ thắt nước tiểu nhân tạo.
- Thủ thuật Colposuspension.
Phòng ngừa tiểu không tự chủ ở người già
Người lớn tuổi có thể thực hiện những điều dưới đây để cải thiện chứng tiểu không tự chủ:
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Bỏ hút thuốc lá.
- Không uống rượu, bia.
- Uống nước lọc thay cho các thức uống có khả năng kích thích bàng quang. Tránh uống đồ uống chứa cafein. Tránh uống nước vào buổi tối, trước khi đi ngủ.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, ngăn ngừa táo bón.
- Tránh nâng vật nặng.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập cơ sàn chậu.
Leave a reply