Tiểu không tự chủ ở trẻ em là một trong những biểu hiện của rối loạn tiểu tiện, gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé. Bên cạnh đó, nếu không điều trị sớm, tình trạng này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý.
Bệnh tiểu không tự chủ ở trẻ em là gì?
Tiểu không tự chủ ở trẻ hay còn gọi són tiểu là một trong những bệnh lý thuộc nhóm rối loạn tiểu tiện. Tình trạng này sẽ khiến nước tiểu thường tự động trào ra ngoài cơ quan sinh dục khi trẻ hắt hơi, ho, hoặc chưa kịp di chuyển đến nhà vệ sinh.
Thực tế, tiểu không kiểm soát có thể xảy ra với bất cứ ai. Trong đó, trẻ em cũng là đối tượng thường hay mắc chứng bệnh này. Tiểu không tự chủ ở trẻ em mặc dù không phải là tình trạng nguy hiểm, nhưng có thể gây phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Tiểu không tự chủ ở trẻ em được chia làm 2 loại: Tiên phát và thứ phát.
- Đái dầm tiên phát: Là tình trạng trẻ có thể kiểm soát việc đi tiểu ban ngày nhưng chưa thể liên tục kiểm soát và giữ khô ráo về đêm trong ít nhất 6 tháng. Đây là dạng đái dầm phổ biến nhất xảy ra ở trẻ em.
- Đái dầm thứ phát: Trẻ hoàn toàn khô ráo về đêm trong vòng ít nhất 6 tháng nhưng sau đó lại xuất hiện tình trạng trẻ đái dầm nhiều. Cần phải tìm ra nguyên nhân để điều trị cho trẻ.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu không tự chủ ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới biểu hiện tiểu không tự chủ ở trẻ em. Bao gồm:
- Bàng quang nhỏ: Chức năng bàng quang của trẻ còn kém, thể tích nhỏ khiến khả năng chứa nước tiểu thấp. Điều này khiến bé thường xuyên cảm thấy buồn vệ sinh, khả năng nhịn tiểu kém và hay gặp tình trạng són tiểu.
- Bàng quang tăng hoạt: Nước tiểu đi từ thận xuống bàng quang sẽ gửi một tín hiệu tới não bộ để đóng cơ vòng bàng quang. Từ đó chúng ta sẽ có cảm giác muốn đi tiểu. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị bàng quang tăng hoạt sẽ có kích thích phản xạ đi tiểu nhanh chóng dù chỉ là lượng nước tiểu rất nhỏ.
- Rối loạn nội tiết: Vasopressin là hormone bài niệu của cơ thể, có vai trò ức chế khả năng sản xuất nước tiểu khi ngủ. Khi lượng hormone này suy giảm sẽ dẫn tới tình trạng trẻ có lượng nước tiểu nhiều hơn, dẫn tới tình trạng tiểu không tự chủ ở trẻ em.
- Bệnh lý: Theo một số thống kê, có khoảng 3% trẻ mắc chứng tiểu không tự chủ là do mắc các bệnh như sau: Thiếu hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường, táo bón…
- Di truyền: Nếu bố mẹ đều mắc chứng tiểu không kiểm soát thì tình trạng này có thể di truyền sang trẻ em.
- Yếu tố tâm lý: Trẻ lo lắng, stress kéo dài khiến suy nhược thần kinh là nguyên nhân đái không tự chủ ở trẻ em và các triệu chứng tiểu không tự chủ khác như đái rắt, đái són,…
- Ăn uống không hợp lý: Trẻ uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ hoặc sử dụng nhóm thực phẩm gây kích thích bàng quang sẽ khiến tình trạng tiểu không tự chủ nặng hơn.
- Trẻ chậm phát triển: Các chuyên gia y tế cho rằng, trẻ chậm phát triển về tâm lý và thể chất sẽ gặp khó khăn khi kiểm soát việc đi tiểu.
- Ngủ sâu giấc: Tình trạng trẻ tiểu không tự chủ có thể do bé ngủ quá sâu giấc, trẻ khó tỉnh dậy để đi tiểu ngay khi bàng quang đã tích nhiều nước tiểu.

Dấu hiệu khi trẻ tiểu không tự chủ
Để nhận biết sớm triệu chứng bệnh tiểu không tự chủ ở trẻ em, cha mẹ có thể dựa vào những biểu hiện như:
- Trẻ đi đái nhiều lần trong ngày, đái ra quần mà không biết.
- Trẻ mắc tiểu không nín được nhưng khi đi tiểu lại tiểu rất ít.
- Trẻ tiểu xong lại thấy buồn tiểu.
- Không nhịn tiểu được hoặc nhịn tiểu nhưng trong khoảng thời gian ngắn.
- Tiểu nhiều ban đêm, đái ướt sũng bỉm.
- Tiểu không tự chủ vào ban đêm (đái dầm).
Cách điều trị tiểu không tự chủ ở trẻ
Đối với chứng tiểu không tự chủ vào ban đêm
- Sử dụng thiết bị cảnh báo làm ướt giường: Giải pháp này thường tốn nhiều công sức nhưng tỷ lệ thành công cao (lên đến 70%), giúp giải quyết tình trạng triệt để trong vòng 4 tháng. Thông qua thiết bị, trẻ sẽ học cách liên kết tiếng chuông báo với cảm giác bàng quang căng đầy, sau đó chủ động đi tiểu.
- Thuốc: Các loại thuốc như Desmopressin và Imipramine có thể làm giảm các triệu chứng tiểu không tự chủ ở trẻ em vào ban đêm. Tuy nhiên, trong hầu hết mọi trường hợp, tác dụng sẽ mất đi khi người bệnh ngừng điều trị.
Đối với chứng tiểu không tự chủ vào ban ngày
- Hướng dẫn trẻ tập thói quen đi vệ sinh ngay khi có cảm giác muốn đi tiểu, không được nhịn tiểu, đi tiểu theo lịch trình, có thể sử dụng âm thanh báo thức.
- Hạn chế tình trạng ứ đọng nước tiểu trong âm đạo bằng cách khuyến khích trẻ ngồi quay mặt về phía sau bồn cầu hoặc mở rộng đầu gối để làm giãn nỡ cơ, tạo điều kiện cho nước tiểu ra ngoài thuận lợi.
- Tập thể dục, thực hiện một số bài tập tăng cường cơ sàn chậu, cơ bụng phù hợp với độ tuổi.
- Điều trị bằng thuốc: Thuốc kháng cholinergic.
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Việc áp dụng các phương pháp dân gian để điều trị tiểu không tự chủ ở trẻ em vừa mang lại hiệu quả tích cực và rất an toàn, lành tính. Tuy nhiên, biện pháp điều trị này chỉ phù hợp khi trẻ có thể trạng bệnh còn nhẹ hoặc mới ở giai đoạn đầu bị bệnh.
- Uống nước việt quất: Các dưỡng chất có trong quả việt quất có hiệu quả tích cực khi điều trị chứng tiểu không kiểm soát. Bố mẹ nên cho trẻ sử dụng một ly nước ép việt quất mỗi ngày để thấy được hiệu quả điều trị từ nguyên liệu này.
- Uống mật ong: Theo y học, mật ong có tác dụng hấp thụ và giữ chất lỏng trong cơ thể rất tốt. Mỗi ngày cho trẻ sử dụng một thìa mật ong nhỏ để khắc phục và hạn chế vấn đề tiểu không kiểm soát.
- Sữa ấm kết hợp với đường thốt nốt: Sự kết hợp của hai nguyên liệu giúp tăng thân nhiệt và hỗ trợ làm giảm tình trạng tiểu không tự chủ.

Cách phòng tránh tiểu không tự chủ ở trẻ em
Để hạn chế và ngăn ngừa bệnh lý này xảy ra, bố mẹ nên có những biện pháp phòng tránh bệnh như sau:
- Bố mẹ bổ sung đúng và đủ lượng nước cần thiết cho bé mỗi ngày.
- Rèn cho bé thói quen đi tiểu hết nước trong bàng quang.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé, hạn chế đồ ăn mặn, thức ăn nhiều dầu mỡ và đồ cay nóng.
- Hạn chế cho trẻ dùng nước ngọt, nước có gas… gây kích thích bàng quang.
- Vệ sinh vùng kín cho trẻ sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm trùng vùng kín.
- Bảo vệ thân thể trẻ, tránh để trẻ bị thương vùng kín, cột sống,…
- Bố mẹ có thể cùng trẻ rèn luyện thói quen tập những bài thể dục nhẹ nhàng hàng ngày để nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh lý.
- Luôn chia sẻ động viên, không la lắng trẻ khi trẻ đái dầm, són bẩn ra quần áo
- Dạy cho bé đi tiểu ngay khi buồn vệ sinh, tránh tình trạng nhịn tiểu.
Thực chất, tiểu không tự chủ ở trẻ em không phải bệnh lý nguy hiểm nếu bố mẹ phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị hợp lý. Ngoài ra, bố mẹ cần ghi nhớ những lưu ý cần thiết từ chuyên gia để việc chữa bệnh đạt được hiệu quả tích cực nhất.
Leave a reply