Trong một số trường hợp, tim đập nhanh có thể vô hại. Tuy nhiên, không nên chủ quan nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và kéo dài. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm.
Nhịp tim nhanh là gì?
Nhịp tim nhanh hay còn gọi là đánh trống ngực, là tình trạng tim đập thình thịch, rung rẩy trong lồng ngực hoặc nhịp tim bất thường trong vài giây hoặc vài phút. Bạn cũng có thể có cảm giác nhịp tim đập trong họng hoặc vùng cổ.
Nguyên nhân gây bệnh nhịp tim nhanh
Nhịp tim nhanh là do các gián đoạn ở những xung điện bình thường kiểm soát tốc độ bơm máu của tim. Những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra nhịp tim nhanh bao gồm:
- Thiếu máu.
- Uống quá nhiều đồ uống có chứa cafein.
- Uống quá nhiều rượu.
- Tập thể dục.
- Sốt.
- Huyết áp cao hoặc thấp.
- Mất cân bằng điện giải, các chất cần thiết để dẫn truyền xung điện.
- Tác dụng phụ của thuốc.
- Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp).
- Hút thuốc.
- Căng thẳng đột ngột, chẳng hạn như sợ hãi.
- Sử dụng thuốc kích thích, chẳng hạn như cocaine hoặc methamphetamine.
Trong một số trường hợp, không thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra nhịp tim nhanh.

Nhịp tim nhanh có các triệu chứng điển hình gì?
- Người khó thở hoặc thở hụt hơi, phải rướn người lên mới thở được.
- Có cảm giác lo lắng, bồn chồn, hồi hộp.
- Cảm nhận rõ tim đập mạnh, thình thịch trong ngực, cổ, họng và lồng ngực bị rung lên.
- Lỗi nhịp.
- Đau đầu, đau thắt ngực.
- Chóng mặt, choáng ngất.
Bạn có thể cảm thấy tim đập nhanh trong họng, vùng cổ hoặc ở ngực. Nhịp tim nhanh có thể xảy ra cho dù bạn đang hoạt động hay nghỉ ngơi, đang đứng, ngồi hoặc nằm.
Một số người mắc chứng nhịp tim nhanh không có triệu chứng và tình trạng này chỉ được phát hiện khi khám sức khỏe hoặc kiểm tra bằng điện tâm đồ.
Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?
Nguyên nhân tim đập nhanh có thể do ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như tâm lý, chất kích thích, các hoạt động của cơ thể trước đó, cụ thể:
- Xúc động mạnh, căng thẳng, hoảng sợ.
- Trầm cảm.
- Dùng chất kích thích như caffeine, rượu, nicotine, cocaine.
- Do tác dụng phụ của thuốc ho, cảm cúm, thuốc trị hen suyễn, kháng sinh, giảm cân, thuốc làm thông mũi.
- Sốt.
- Tập luyện quá sức.
- Thay đổi nội tiết tố do rối loạn tiền mãn kinh, mãn kinh, mang thai.
- Sự nhạy cảm với thức ăn: Ăn quá nhiều tinh bột, đường, chất béo, muối, nitrat, bột ngọt (MSG).
Các biến chứng nguy hiểm khi nhịp tim nhanh bất thường
Ở người khỏe mạnh, không có bệnh nền, tim đập nhanh trên 100 nhịp có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng hoặc biến chứng nào. Ngược lại ở người có bệnh nền thì tim đập bất thường rất có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một rủi ro tiềm ẩn nào đó trong tương lai gần như đột quỵ, suy tim hoặc ngừng tim.
- Ngất: Tim đập nhanh kéo dài dễ khiến huyết áp tụt đột ngột và gây ngất.
- Ngưng tim: Là một biến chứng hiếm gặp nhưng một số trường hợp tim đập nhanh có thể làm tim ngừng đập, đe dọa tính mạng người bệnh.
- Đột quỵ: Biến chứng của các bệnh tim mạch, có xuất hiện cơn rung nhĩ, hình thành các cục máu đông gây tắc mạch máu não.
- Suy tim: Rung nhĩ là nguyên nhân gây suy tim nếu không điều trị sớm.
Các biến chứng của nhịp tim nhanh sẽ phụ thuộc vào dạng nhịp tim nhanh. Một số dạng sẽ nguy hiểm hơn trong khi một số dạng là vô hại.
Chẩn đoán nhịp tim nhanh
Các xét nghiệm khác có thể được thực hiện bao gồm:
- Điện tâm đồ (ECG): Một ECG có thể giúp bác sĩ phát hiện ra các bất thường trong nhịp đập và cấu trúc của tim dẫn đến tình trạng nhịp tim nhanh. Xét nghiệm này có thể được thực hiện trong khi bạn nghỉ ngơi hoặc tập thể dục (điện tâm đồ gắng sức).
- Theo dõi tim bằng Holter: Màn hình Holter là một thiết bị di động bạn đeo trên người giúp ghi lại điện tim liên tục, thường từ 24 đến 72 giờ. Holter được sử dụng để phát hiện tim đập nhanh khi ECG không đủ hiệu quả ghi nhận bất thường.
- Siêu âm tim: Xét nghiệm này bao gồm siêu âm tim qua thành ngực hay siêu âm tim qua thực quản sẽ cho thấy hình ảnh chi tiết về cấu trúc và chức năng của tim.
Biện pháp điều trị nhịp tim nhanh
Trừ khi bác sĩ phát hiện ra bạn có vấn đề về tim, nếu không thì bạn không cần điều trị tình trạng này. Thay vào đó, bác sĩ có thể đề nghị cho bạn các cách làm giảm nhịp tim nhanh hiệu quả, thông thường là cần tránh các yếu tố dễ gây kích thích nhịp tim nhanh từ môi trường bên ngoài.
Nếu nhịp tim nhanh là do có vấn đề về tim như rối loạn nhịp tim, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều ổn nhịp tim nhanh như thuốc chẹn kênh beta và thuốc chẹn kênh canxi.

Phòng ngừa nhịp tim nhanh
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn cải thiện tình trạng tim đập nhanh khá hữu hiệu:
- Tránh các chất kích thích bao gồm caffeine, nicotine. Một số thuốc trị cảm cúm và thức uống tăng năng lượng có thể làm cho tim của bạn đập nhanh hoặc bất thường.
- Tránh các loại thuốc bất hợp pháp như cocaine và chất kích thích, có thể làm tim đập nhanh.
- Thường xuyên tập thể dục điều độ.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều nhóm thực phẩm tốt cho tim mạch như rau xanh, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc, cá giàu omega-3… Hạn chế tuyệt đối thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn, mỡ động vật, trứng, sữa béo.
- Kiểm soát huyết áp và cholesterol ở mức bình thường.
- Cân bằng điện giải, đảm bảo nồng độ các ion K+, Ca2+, Na+, Mg2+ luôn ổn định.
- Cân bằng công việc, giảm bớt căng thẳng.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Thư giãn, nghỉ ngơi phù hợp, tránh bị căng thẳng kéo dài.
Leave a reply