Tóc vừa gội xong đã bết dầu nghe có vẻ phi logic, nhưng đây thực tế lại là nỗi ám ảnh của nhiều người. Triệu chứng nhờn bết da đầu không chỉ gây mất thẩm mỹ, tạo cảm giác khó chịu mà còn là nguyên nhân dẫn đến ngứa và viêm da tiết bã. Thậm chí tình trạng này còn có thể gây nấm da đầu.
Tóc dầu là gì?
Đầu tiên, bạn phải hiểu rằng tóc dầu là hiện tượng hoàn toàn bình thường, không cần quá lo lắng. Thông thường, tuyến bã nhờn hoạt động để tiết một lượng dầu tự nhiên trên da dầu để dưỡng ẩm cho tóc, giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt. Tuy nhiên, ở nhiều người, tuyến bã nhờn này hoạt động quá mức, đồng nghĩa lượng dầu tiết ra quá nhiều làm cho mái tóc bị bết dính, bóng nhờn. Điều này tạo cảm giác nặng nề, mái tóc không hề sạch sẽ dù đầu mới được gội.
Nguyên nhân gây tóc dầu
Một số nguyên nhân khiến tóc và da đầu nhiều dầu.
- Di truyền.
- Do mất cân bằng nội tiết tố.
- Do thời tiết.
- Căng thẳng, stress.
- Thiếu hụt vitamin B.
- Lạm dụng nhiều dầu xã mượt tóc.
- Dùng serum dưỡng tóc.
- Thường xuyên tiếp xúc với tóc.
- Chế độ dinh dưỡng.
- Gội đầu sai cách.

Cách khắc phục tại nhà
Bạn cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin B vào chế độ ăn uống vì các vitamin này sẽ tham gia vào quá trình kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn.
- Nha đam: Nha đam hay có tên gọi khác là lô hội, là nguyên liệu có tính dưỡng ẩm vô cùng tuyệt vời đối với làn da. Không chỉ vậy, nha đam còn có tác dụng loại bỏ dầu thừa trên da đầu, ngăn ngừa nấm ngứa và viêm nhiễm trên da.
- Muối: Lấy 1 ít muối trắng và thoa trực tiếp và phần da đầu. Để yên khoảng 5-15 phút rồi gội sạch.
- Vitamin B1: Vitamin B1 được coi là khắc tinh của mái tóc bết dầu. Nhờ khả năng làm khô cao và đặc tính loại bỏ dầu nhờn, bụi bẩn hiệu quả nên vitamin B1 được coi là nguyên liệu vàng trong điều trị tóc dầu.
- Trứng gà: Nguồn protein dồi dào kết hợp với các vitamin B2, B5, B6, K, E…giúp cân bằng độ ẩm tuyệt vời cho mái tóc khô xơ yếu.
- Baking soda: Lấy 2 thìa con nhỏ Baking soda rồi thêm từ từ nước lỏng vào sao cho tạo thành hỗn hợp lỏng. Sau đó bạn thoa hỗn hợp lên phần da đầu, chân tóc rồi ủ khoảng 15 – 20 phút thì xả sạch cùng với nước.
- Trà xanh: Thành phần của trà xanh có chứa polyphenol là một hoạt chất rất quan trọng cho sức khỏe của mái tóc, vì nó đóng vai trò kiểm soát hiệu quả sự tăng tiết bã nhờn và lượng dầu dư thừa trên da đầu.

Cách phòng ngừa tóc dầu
Những thực phẩm giàu vitamin B mà bạn nên bổ sung là: rong biển, rau lá xanh và đậu. Ngoài ra, hãy hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ và tăng cường ăn trái cây và rau quả, cũng như uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp tóc bạn đỡ đổ mồ hôi dầu.
- Dù có mái tóc dầu bạn cũng chỉ nên gội dầu 2 – 3 lần một tuần.
- Gội đầu đúng cách: Bạn nên lấy lượng dầu gội vừa đủ, tạo bọt với nước trước sau đó mới thoa lên tóc và da đầu. Không nên thoa trực tiếp dầu gội lên da đầu. Tuyệt đối không được dùng móng tay cào mạnh trên da đầu, chà xát mạnh sẽ làm kích thích da đầu sản sinh dầu nhiều hơn.
- Không gội đầu bằng nước nóng.
- Hạn chế sờ tay lên tóc và tránh chải đầu quá nhiều.
- Làm sạch lược chải, các dụng cụ dùng cho tóc thường xuyên.
- Thay vỏ gối thường xuyên để hạn chế dầu thừa từ da mặt và tóc đọng lại trên gối.
- Sử dụng dầu gội không chứa sulfat, silicon.
- Chỉ sử dụng dầu xả ở phần đuôi tóc, không bôi dầu xả lên chân tóc.
Tóc dầu không gây nguy hiểm sức khỏe tổng thể nhưng ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần khiến họ luôn tự ti và lo lắng về vấn đề sức khỏe. Vậy nên, hãy thăm khám để giải đáp những lo lắng về vấn đề tóc dầu của bạn và có phương án khắc phục phù hợp với tình trạng của bạn. Tránh tình trạng miên man mà tóc không có dấu hiệu cải thiện ảnh hưởng tới thẩm mỹ, giảm chất lượng cuộc sống.