Bệnh trầm cảm khi mang thai không dễ phát hiện, bệnh rất dễ nhầm lẫn với một số rối loạn khác khi có thai. Đối với những phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai, nếu không được chăm sóc đúng mức có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực
Trầm cảm khi mang thai là gì?
Trầm cảm khi mang thai hoặc trầm cảm trước khi sinh là một dạng rối loạn tâm trạng giống như bệnh trầm cảm lâm sàng khiến mẹ bầu có cảm giác buồn bã, chán nản và mất kết nối.
Thực chất buồn là một cảm xúc bình thường của con người khi đối diện với những mất mát, thay đổi, những thử thách trong cuộc sống và mẹ bầu cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên cảm xúc này thường thoáng qua và thay đổi theo từng hoàn cảnh cuộc sống. Ngược lại, trầm cảm khi mang thai thường dai dẳng hơn, có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ và hành vi của bạn và ngăn cản bạn có một cuộc sống bình thường.
Trầm cảm là một trong các bệnh lý về thần kinh nguy hiểm. Không những gây hại đối với người
bình thường, phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này. Trầm cảm khi mang
thai ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển bình thường của thai
nhi.
Nguyên nhân gây trầm cảm khi mang thai
Một số nguyên nhân khiến mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai gồm:
- Chịu áp lực tài chính.
- Không nhận được sự hỗ trợ tinh thần như mong muốn.
- Phụ nữ ngày càng có nhiều áp lực cuộc sống do phải cân bằng giữa công việc và gia đình.
- Mang thai khiến nội tiết tốt thay đổi liên tục, từ đó làm cho tâm sinh lý của mẹ bầu cũng bị chịu tác động theo, dẫn đến trầm cảm.

Triệu chứng khi bị trầm cảm khi mang thai
Trầm cảm là một rối loạn cảm xúc nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần của phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Dưới đây là một số biểu hiện trầm cảm khi mang thai:
- Khả năng tập trung kém, khó tập trung, dễ thay đổi tâm trạng đột ngột.
- Lo lắng liên tục về sức khỏe và sự an nguy của con mình.
- Rất dễ cáu kỉnh, hoang mang, hoảng loạn.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Mệt mỏi quá mức, triền miên hoặc không dứt.
- Lúc nào cũng thèm ăn hoặc chẳng muốn ăn gì.
- Mất hứng thú với tình dục hoặc sự gần gũi với chồng.
- Không cảm thấy thích thú, hào hứng hay vui vẻ với bất cứ thứ gì.
- Buồn bã không dứt và khóc không vì bất cứ lý do rõ ràng nào.
- Thu mình với mọi người và tự cô lập mình với gia đình, bạn bè.
- Cảm giác tội lỗi hoặc không chút hy vọng, thường xuyên nghĩ về sự chết chóc, có ý nghĩ hoặc kế hoạch tự sát.
- Nhịp tim tăng, có hiện tượng choáng ngất, toát mồ hôi, khó thở, cảm thấy mình giống như bị suy tim hoặc có cái gì đó đang tấn công.
- Hành xử và kỹ năng xã hội không được như trước, phán đoán không linh hoạt.
Tác hại của trầm cảm khi mang thai
Đối với mẹ bầu
- Khi mắc phải chứng trầm cảm trong thời kỳ mang thai, phụ nữ có thể suy nghĩ đến việc
tự tử hoặc bỏ con. Do tâm lý chịu nhiều áp lực, thường xuyên lo lắng, bất an gây hại cho
bản thân và thai nhi. - Trầm cảm khi mang thai có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh. Cùng với đó, những căng
thẳng có thể “điều khiển” thai phụ sử dụng các chất kích thích với mong muốn giải tỏa
căng thẳng như bịa, rượu, thuốc lá,…khiến đường ruột và não bộ bị tổn thương nặng nề. - Việc tâm lý gặp vấn đề khiến phụ nữ không còn chăm chút cho bản thân. Điều này khiến
cho cơ thể dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác. Không những thế, trầm cảm khi mang
thai còn ảnh hưởng đến gia đình, vợ chồng có thể dẫn đến ly hôn. - Không muốn chăm sóc, gần gũi với con, ảnh hưởng đến tâm lý và tính cách đứa trẻ sau
này.
Đối với thai nhi
- Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non (sinh trước 37 tuần), thai nhi phát triển không đầy đủ.
- Thai nhi kém phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất.
- Trẻ sinh nhẹ cân (< 2500 gram), sức khỏe yếu, khả năng thích ứng môi trường kém.
- Tăng nguy cơ cao mắc các bệnh suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh và đau nhức cơ thể.
- Trẻ có thể mắc bệnh như tự kỷ, chậm phát triển, hở hàm ếch,… ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của trẻ sau này.

Cách phòng ngừa tình trạng trầm cảm khi mang thai
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể tái tạo lại năng lượng cho ngày tiếp theo, xua tan cảm giác mệt mỏi, uể oải. Một giấc ngủ sâu 7 – 8 tiếng vào ban đêm thật sự rất cần thiết với mẹ bầu.
- Tập thể dục: Tập thể dục làm tăng nồng độ serotonin và giảm cortisol một cách tự nhiên làm giảm stress.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Thiếu ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng quản lý căng thẳng của não bộ. Bạn có thể xây dựng cho mình một lịch trình ngủ và thức dậy theo thói quen, giờ giấc hợp lý.
- Tìm sự đồng cảm, ủng hộ: Những cảm xúc tiêu cực dù nói ra hay không đều gây ảnh hưởng đối với đứa trẻ trong bụng. Vì vậy thai phụ nên tìm người thân hay bạn bè đồng cảm, giúp mình thoát ra khỏi những suy nghĩ không vui.
- Ăn uống khoa học, lành mạnh: Ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe, uống đủ nước sẽ giúp cải thiện đáng kể tâm trạng. Đặc biệt, các thực phẩm tốt cho não bộ thường chứa nhiều axit amin và axit béo như các loại đậu, sữa, hoa quả,…
- Viết nhật ký: Đây là cách giải tỏa tâm lý rất hiệu quả. Nếu bức bối, khó chịu, hãy viết nhật ký. Việc này giúp tâm trạng của bạn thoải mái hơn khi được thổ lộ, bày tỏ.
Trầm cảm trong thai kỳ gây ảnh hưởng tiêu cực lên cả mẹ và bé. Do đó, người thân, bạn bè hãy dành nhiều quan tâm cho thai phụ để mẹ bầu luôn có cảm giác an tâm, được quan tâm, thấu hiểu. Điều này giúp phòng tránh chứng trầm cảm trong giai đoạn mang thai hiệu quả. Những gia đình có phụ nữ đang mang thai hãy chú ý quan tâm và chăm sóc để những người mẹ tương lai được vui vẻ chào đón bé nhé.