Tràn khí màng phổi là tình trạng không khí bị tràn vào giữa phổi và thành ngực, làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của phổi và gây đau đớn, khó thở cho người bệnh. Mức độ bệnh càng nguy hiểm khi khí tụ càng nhiều không được dẫn ra gây xẹp phổi.
Tràn khí màng phổi là gì?
Tràn khí màng phổi nói đến một tình trạng xẹp của một hoặc cả hai phổi do thoát khí vào trong khoang màng phổi. Khoang màng phổi là khoảng không gian nằm giữa các lá màng phổi, hai lớp màng bao bọc các lá phổi của bạn. Trên lâm sàng, có thể gặp tràn khí màng phổi tự phát và tràn khí màng phổi tái phát.
Nguyên nhân gây bệnh tràn khí màng phổi
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây nên tràn khí màng phổi tự phát. Tuy nhiên, họ cho rằng nguyên nhân có thể do các bóng khí bị vỡ làm khí thoát ra và ứ đọng lại trong phổi. Tràn khí màng phổi theo cách này đôi khi có tính chất di truyền.
Trong khi đó, tràn khí màng phổi thứ phát xuất hiện khi bạn đã từng mắc phải các bệnh phổi trước đó (hen suyễn, lao, ho gà, tắc nghẽn phổi mãn tính COPD,…). Ngoài ra, các chấn thương ở phổi hoặc ở ngực cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tràn khí màng phổi.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị tràn khí màng phổi, bao gồm:
- Giới tính: Nam giới thường mắc bệnh nhiều hơn nữ giới.
- Hút thuốc: Nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng nếu bạn hút thuốc thời gian càng lâu và càng nhiều.
- Di truyền: Một vài loại tràn khí màng phổi có tính di truyền.
- Bệnh phổi: Nếu bạn đã mắc một số bệnh về phổi trước đó thì khả năng bị bệnh sẽ tăng lên.
- Thông khí cơ học: Nếu bạn được giúp thở bằng máy thì sẽ có khả năng bị tràn khí màng phổi.
- Tiền sử bệnh: Từng bị tràn khí màng phổi trước đây.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Dấu hiệu tràn khí màng phổi thường gặp
Các triệu chứng tràn khí màn phổi thường gặp nhất là thở nhanh và đau nhói ở ngực, đặc biệt là khi hít vào và thở ra. Ngoài ra, có thể xuất hiện các dấu hiệu tràn khí màng phổi khác như:
- Khó thở.
- Ngất xỉu.
- Da xanh xao.
- Dễ mệt mỏi.
- Nhịp tim nhanh.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về căn bệnh này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh tràn khí màng phổi
Các biến chứng do tràn khí màng phổi có thể gây xẹp phổi, suy hô hấp, tràn khí dưới da, nhưng đáng lo ngại nhất là tràn khí màng phổi trung thất vì quai động mạch chủ, các động mạch, tĩnh mạch phổi, các dây thần kinh trong khu vực trung thất, tim bị khí trực tiếp đè ép gây suy hô hấp, đe dọa tính mạng bệnh nhân. Đặc biệt tràn khí trung thất gặp ở bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc hen suyễn.
Chẩn đoán bệnh tràn khí màng phổi
Để chẩn đoán tràn khí màng phổi, bác sĩ tiến hành thăm khám và hỏi thăm tình trạng bệnh sử của bệnh nhân, các xét nghiệm khác có thể có:
- X-quang phổi.
- Chụp cắt lớp vi tính ngực.
- Xét nghiệm máu.
- BK đàm.
- Làm khí máu động mạch.
- Đo điện tâm đồ.
- Soi màng phổi.
Cách điều trị tràn khí màng phổi
Mọi trường hợp tràn khí màng phổi đều phải chụp X-quang phổi. Nếu bị nhẹ, có thể theo dõi. Tùy từng trường hợp và mức độ tràn khí, nguyên nhân tràn khí, bác sĩ sẽ có những chỉ định can thiệp điều trị khác nhau. Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ để đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất.
Nếu bệnh nhân có bệnh lý phổi hoặc lượng khí tràn lớn, bác sĩ có thể phải can thiệp dẫn lưu khí nhanh chóng. Phương pháp thường được lựa chọn là dùng 1 ống dẫn lưu mỏng, xuyên qua thành ngực và đưa khí ra khỏi màng phổi qua ống tiêm.
Tình trạng tái phát sau điều trị rất thường gặp do màng phổi từng bị tổn thương trở nên yếu ớt, dễ rách hơn. Vì thế cần phòng ngừa tích cực bằng một số biện pháp như: phẫu thuật làm dính màng phổi, bỏ thuốc lá,…

Chăm sóc và điều trị tràn khí màng phổi
- Khi mới phẫu thuật tràn dịch phổi thì nên ăn thức ăn mềm, lỏng; tránh các món khô và đặc như: bánh mỳ, cơm, đồ ăn khó tiêu. Tránh ăn quá no.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin để giúp hồi phục sức khoẻ nhanh chóng.
- Các đồ ăn dễ gây đầy bụng, nặng bụng, khó tiêu như thực phẩm giàu chất béo, lipid cao, đồ dầu mỡ chiên, xào, rán.
- Nhiều muối để tránh tình trạng tăng áp lực thẩm thấu.
- Cay nóng, chua như cà muối, dưa chua, tiêu, ớt, gừng. Các loại hoa quả nóng như: Mít, vải, nhãn, xoài.
- Đồ uống có chất kích thích, chất cồn như: Cà phê, rượu, bia, nước ngọt có gas.
- Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
- Ngưng hút thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Tập thở sâu theo hướng dẫn của bác sĩ để phục hồi chức năng phổi nhanh chóng.
- Tránh hoặc hạn chế các hoạt động có sự thay đổi mạnh về áp suất không khí (lặn biển và bay). Tuân theo hướng dẫn của chuyên gia và đang đủ đồ dùng bảo hộ khi tham gia.
Tràn khí màng phổi là tình trạng bệnh lý nguy hiểm, có thể khiến người bệnh tử vong do biến chứng hô hấp. Vì thế nếu phát hiện các dấu hiệu bệnh nghi ngờ, cần sớm đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế điều trị. Sau điều trị, cần theo dõi và phòng ngừa bệnh tái phát dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.