Trật khớp cổ chân là một trong những tình trạng thường gặp trên lâm sàng, thường xảy ra do bị chấn thương cổ chân. Bệnh biểu hiện bằng dấu hiệu đau tại vùng chấn thương nhưng nếu không được xử lý không kịp thời, không đúng phương pháp sẽ để lại những biến chứng nghiêm trọng.
Trật khớp cổ chân là gì?
Trật khớp là tình trạng có sự di lệch đột ngột hoàn toàn hay không hoàn toàn giữa các mặt khớp với nhau hoặc giữa các đầu xương ra khỏi vị trí của ổ khớp.
Trong các trường hợp trật khớp, trật khớp cổ chân cũng là một trong những tổn thương thường gặp trên lâm sàng, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng ban đầu của bệnh là đau, có thể kèm theo các dấu hiệu viêm khớp sau chấn thương, thường gặp là viêm hoạt mạc khớp dưới sên sau tổn thương dây chằng khớp.

Nguyên nhân gây trật khớp cổ chân
Trước khi tìm hiểu các cách trị trật chân hiệu quả, bạn cần biết đâu là nguyên nhân trật khớp.
Hầu hết trường hợp, khớp cổ chân bị trật chủ yếu liên quan đến xương và dây chằng ở bộ phận này gặp chấn thương. Tình trạng này có thể đến từ:
- Té ngã, va chạm mạnh khiến xương cổ chân gãy hoặc lệch khỏi vị trí ban đầu.
- Chấn thương thể thao gây nứt xương cổ chân, rách dây chằng…
- Rèn luyện thể chất quá mức.
Các đối tượng có nguy cơ cao bị trật cổ chân:
- Tham gia nhiều hoạt động thể thao.
- Đã từng bị bong gân mắt cá chân, gãy chân hoặc trật khớp.
- Mắt cá chân có cấu tạo bất thường, ngay từ khi sinh ra.
- Mắc hội chứng Ehlers-Danlos với biểu hiện bệnh là da, mô và khớp lỏng lẻo do Collagen sản xuất bất thường.
- Hút thuốc lá hoặc béo phì.
Nhận biết dấu hiệu trật khớp
Tương tự những trường hợp trật khớp khác, khớp cổ chân bị trật có thể gây khó chịu cho người bệnh vô cùng bởi những cơn đau nhức dai dẳng, ngay cả khi không vận động. Bên cạnh đó, một số người còn bắt gặp triệu chứng như:
- Sưng phù và bầm tím vùng da quanh khớp.
- Xuất huyết tại vị trí bị tổn thương.
- Khó cử động khớp mắt cá chân của bạn.
- Suy giảm khả năng vận động nặng nề.
- Mắt cá chân bị biến dạng.
Biến chứng trật khớp cổ chân
- Hội chứng khoang (do tổn thương mô mềm và sưng từ chấn thương ban đầu) và tổn thương khớp, tăng lên theo thời gian để giảm trật. Biến chứng này là từ bản thân chấn thương, nhưng có thể giúp ngăn ngừa kịp thời.
- Tổn thương mạch máu thần kinh (không phổ biến) do chấn thương.
Hầu hết các biến chứng là kết quả của việc tự gãy xương.

Trật khớp cổ chân phải làm sao?
Trật khớp thường không có biểu hiện chi tiết nhưng gây cảm giác đau ở vùng khớp cổ chân. Có thể phân biệt giữa trật khớp và bong gân ở chỗ khi bạn bị trật khớp thì khong thể cử động được cổ chân còn bong gân thì bạn có thể cử động nhẹ.
Bạn nên làm những việc dưới đây:
- Hạn chế vận động: Việc đi lại sẽ làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi bị trật khớp chân, người bệnh cần nhanh chóng cố định chân, không di chuyển để tránh các lực tác động lên vết thương, ngồi im tại chỗ nghỉ ngơi để vùng cổ chân không bị ảnh hưởng.
- Giảm đau: Người bệnh có thể dùng đá chườm lên vết thương bị trật khớp để giảm đau tuy nhiên cần dùng miếng vải để lót đá chườm không chườm trực tiếp gây bỏng lạnh.
- Cố định: Sử dụng băng/nẹp vừa phải từ bàn chân lên đến gối bệnh nhân nhằm hạn chế sự sưng nề do ứ trệ máu tĩnh mạch tại vùng chấn thương.
- Năng cao chân: Nằm và kê cao chân trên tim trong 48 giờ đầu sau khi bị thương để tăng sự lưu thông tuần hoàn máu. Không kê quá cao vì sẽ làm ảnh hưởng đến lưu thông máu ở bàn chân.
Sau khi sơ cứu, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Trật khớp cổ chân tuy không gây nguy hiểm cấp bách đến tính mạng người bệnh nhưng lại gây biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sự vận động đi lại và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Do đó bệnh cần được điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến bệnh nhân.
Leave a reply