Khớp cổ tay là một bộ phận quan trọng của cơ thể nhưng lại rất dễ gặp phải các chấn thương do thói quen dùng tay chống đỡ khi té ngã, nâng vật quá nặng, công việc dùng cổ tay nhiều, tập luyện thể thao quá sức… Trong đó, trật khớp cổ tay là loại chấn thương khá phổ biến.
Trật khớp cổ tay là gì?
Cổ tay của chúng ta có 8 xương nhỏ và một mạng lưới các dây chằng bao quanh nhằm giữ chúng cố định và di chuyển theo đúng vị trí của chúng. Nếu như cổ tay gặp chấn thương, bị rách ở bất kỳ dây chằng nào và dẫn đến hai hoặc nhiều xương cổ tay bị đẩy ra khỏi vị trí cố định trong ổ khớp thì được gọi là trật khớp cổ tay.
Trật khớp cổ tay là tình trạng khá phổ biến, thường xảy ra khi người bệnh bị ngã với tư thế dang rộng tay để chống đỡ cơ thể. Ngoài ra, một số môn thể thao, chẳng hạn như bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ, đấu vật… hoặc các môn tiếp xúc trực tiếp khác, đều có thể làm tăng nguy cơ trật khớp cổ tay.
Nguyên nhân gây trật khớp
Trật khớp cổ tay xảy ra khi dây chằng bị đứt, khớp cổ tay không còn được bảo vệ dẫn đến hiện tượng trật ra ngoài. Hiện tượng này bắt nguồn từ một số tác động mạnh hoặc rất mạnh từ bên ngoài như sau:
- Ngã mạnh xuống đất và dùng tay để chống xuống.
- Dùng tay nâng đỡ một vật quá nặng.
- Vặn cổ tay quá mức.
- Người có tiền sử bệnh viêm khớp hoặc hội chứng ống cổ tay.
- Chấn thương khi chơi thể thao.
- Người đã từng bị trẹo cổ tay rất dễ bị lại.

Triệu chứng nhận biết khi bị trật khớp
Trật khớp cổ tay xảy ra khi có các lực mạnh tác động lên cổ tay đột ngột hoặc liên tục gây tổn thương dây chằng. Khi dây chằng bị đứt, cổ tay sẽ không còn được bảo vệ, khiến phần đầu xương cổ tay bị lệch khỏi vị trí cố định trong ổ khớp, gây ra biểu hiện trật khớp.
Khi gặp phải tình trạng này, người bị chấn thương sẽ nhận thấy có các triệu chứng:
- Cổ tay đau nhức dữ dội liên tục trong nhiều ngày.
- Tại vị trí cổ tay thấy có biểu hiện sưng, phù nề.
- Khó cử động cổ tay như trước, không thể cầm nắm các vật nặng, nghiêm trọng hơn có thể không cử động được cổ tay.
Tình trạng này sẽ vẫn diễn ra liên tục trong những ngày sau, biểu hiện đau nhức ngày càng nhiều, khiến cổ tay khó cử động và không thể cầm nắm vật nặng.
Trật khớp cổ tay có nguy hiểm không?
Đa số các trường hợp trật khớp không gây nguy hiểm và có thể điều trị bằng chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng trật khớp nghiêm trọng, không được điều trị và chăm sóc cẩn thận, có thể để lại một số biến chứng nguy hiểm như:
- Mất ổn định cổ tay mạn tính.
- Đứt gân hoặc dây chằng cổ tay.
- Mất sự liên kết ở cổ tay.
- Dây thần kinh trung ương bị chèn ép.
- Hoại tử vô mạch ở cổ tay.
Xử trí trật khớp cổ tay
Tùy vào mức độ chấn thương, vị trí và tình trạng hiện tại của khớp mà bác sĩ có thể sẽ:
- Nắn chỉnh khớp cổ tay (thường ưu tiên nắn kín, không cần rạch da để bộc lộ các khớp cổ tay) giúp điều chỉnh lại phần đầu xương lệch ra khỏi ổ khớp, trả chúng về cấu trúc sinh lý. Đối với các trường hợp nặng hơn, cần phải phẫu thuật để sắp xếp lại xương hoặc sửa chữa lại dây chằng bị rách.
- Châm cứu và xoa bóp giúp giảm các triệu chứng sung và đau khá tốt.
- Cố định: Sau phẫu thuật hay nắn chỉnh khớp, bác sĩ có thể giúp bạn có định khớp bằng cách bó bột hay đeo nẹp để hạn chế vận động cổ tay, giúp tổn thương nhanh lành lại.
- Sau khi tháo nẹp, bạn cần tiến hành chương trình phục hồi chức năng đặc biệt để trả lại sức mạnh lực cổ tay, khôi phục phạm vi chuyển động của khớp.
Cách chăm sóc khi bị trật khớp
Sau khi rời bệnh viện, bạn có thể áp dụng một vài cách chăm sóc trật khớp cổ tay tại nhà dưới đây để giảm đau và rút ngắn thời gian hồi phục của bệnh:
- Uống các loại thuốc bổ trợ khớp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Massage nhẹ nhàng vùng khớp bị trật bằng dầu nóng.
- Chườm nóng vùng khớp bị trật sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
- Cần nghỉ ngơi tuyệt đối, không làm việc nhà đặc biệt là các việc phải mang, xách nặng.
- Có chế độ dinh dưỡng tốt và hợp lý để hỗ trợ việc hồi phục.
- Vận động nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh mọi tác nhân làm đau vùng khớp bị trật.
- Nếu cơn đau quay trở lại với cường độ mạnh hơn hoặc vết thương đột nhiên bị sưng tấy cần thăm khám lại càng.

Phòng tránh trật khớp cổ tay
Để phòng tránh các cơn đau và bất tiện do trật khớp cổ tay gây ra, trong lao động, sinh hoạt, chúng ta cần lưu ý:
- Làm việc điều độ, tránh mang vác nặng, quá sức.
- Chú ý cẩn thận khi chơi thể thao.
- Thường xuyên tập thể dục để xương khớp dẻo dai.
- Tránh dùng lực cổ tay quá nhiều.
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý xương khớp liên quan.
Khi xuất hiện các chấn thương gây đau và hạn chế cử động tại cổ tay, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và có giải pháp điều trị kịp thời.
Trật khớp cổ tay hay sai khớp là một bệnh lý chấn thương thường gặp trong sinh hoạt, thể thao,… có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể của con người. Tổn thương ở khớp tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ khiến cuộc sống bệnh nhân gặp nhiều trở ngại. Vì thế ngay khi có dấu hiệu của trật khớp, hãy đến các cơ sở y tế uy tín chất lượng để được hỗ trợ và chữa trị kịp thời.
Leave a reply