Trẻ bị chảy máu mũi là vấn đề khá phổ biến ở lứa tuổi mẫu giáo và cấp 1. Ngoài việc trang bị kiến thức về cách sơ cứu, bạn cũng cần biết trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì và cần tránh những loại thực phẩm nào giúp trẻ mau lành hiệu quả.
Chảy máu cam là bệnh gì?
Chảy máu cam hay chảy máu mũi là tình trạng lớp niêm mạc mũi bị tổn thương, các mạch máu bị đứt gãy, gây chảy máu bên trong mũi. Chảy máu cam ở trẻ em thường rất phổ biến và có thể xuất phát từ các nguyên nhân tác động.
Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với sức khỏe của trẻ, trong đó có một số loại thực phẩm tốt cho trẻ thường bị chảy máu cam.
Thực phẩm giàu Vitamin C
Thiếu hụt Vitamin C không những khiến hệ miễn dịch của trẻ kém khỏe mạnh mà còn là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chảy máu cam. Do đó, nhóm thực phẩm giàu Vitamin C đứng đầu trong danh sách thực phẩm mà trẻ bị chảy máu cam nên ăn nhiều.
Vitamin K
Nếu như Vitamin C có vai trò củng cố mạch máu thì Vitamin K là thành phần cấu tạo, có tác dụng ổn định quá trình đông máu. Trẻ bị rối loạn đông máu thường xuyên chảy máu cam và có nguy cơ cao mắc các bệnh gan mật, chứng ợ nóng, bệnh celiac,…
Thực phẩm bổ sung Kali
Trẻ chảy máu cam nên ăn gì? Với cơ thể con người, nhu cầu về Kali không quá cao song vẫn có thể xảy ra thiếu hụt do chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Chất vi lượng này tham gia vào quá trình điều chỉnh lưu thông khí huyết, vì thế khi tình trạng này gặp phải ở trẻ nhỏ, nguy cơ thiếu nước, giảm độ ẩm các mao mạch dẫn đến vỡ mạch máu nhỏ trong mũi cao.
Sắt
Thiếu sắt không những dẫn đến chảy máu cam ở trẻ mà còn tăng nguy cơ thiếu máu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa chảy máu cam không thể thiếu việc bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như ngũ cốc nguyên hạt, thịt bò, thịt vịt, tôm, ngao, sò huyết,…

Trẻ bị chảy máu cam nên tránh ăn gì?
Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm tốt cho cơ thể giúp phòng tránh chảy máu cam thì người hay chảy máu cam cùng nên tránh những thực phẩm sau đây.
Đồ ăn có tính cay, nóng
Đồ ăn cay nóng như: ớt, mù tạt, hành, hạt tiêu… có thể làm nóng trong người, tăng khả năng phá hỏng cấu trúc niêm mạc mạch máu.
Ngoài ra, một số loại thực phẩm dễ gây nóng trong cũng cần hạn chế như: vải, nhãn, xoài…
Thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ
Chất béo bão hòa trong thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ rất cao. Chất béo bão hòa có thể làm giảm hệ miễn dịch, khiến vết thương khó lành.
Các loại chất kích thích
Rượu bia và thức uống có cồn tuyệt đối không cho trẻ sử dụng, ngoài ra cũng nên hạn chế cho trẻ uống nước ngọt, cà phê,…

Các phòng ngừa bệnh chảy máu cam cho trẻ
- Bỏ thói quen ngoáy mũi, day mũi. Xì mũi nhẹ nhàng và chỉ xì mũi khi cần thiết.
- Tránh sự kích thích, ví dụ như đặt các vật lạ bên trong mũi hay các hoạt động làm tăng nguy cơ chấn thương hoặc ảnh hưởng đến phần mặt.
- Cẩn thận khi tiếp xúc với những kích thích trong không khí như: khói, bụi, không khí khô hanh làm khô niêm mạc mũi.
- Giảm dần lượng thuốc xịt mũi có corticoid.
- Theo dõi định kỳ với những bệnh nhân có tiền sử các về bệnh máu, bệnh tăng huyết áp, chấn thương đầu đặc biệt có nứt ổ mắt và không nhìn được.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong điều kiện khí hậu khô.
- Tránh hoạt động nặng sau khi bị chảy máu cam ít nhất 7 ngày, để tránh tái phát.
- Uống nhiều nước để giữ ẩm hoặc sử dụng gel mũi nước muối để giữ cho màng nhầy ẩm.
- Tránh hút thuốc, vì nó có thể kích thích khoang mũi của bạn và làm cho nó khô.
- Tránh dùng thuốc chống viêm hoặc làm loãng máu sau khi bị chảy máu cam, hay thuốc cảm lạnh và chống dị ứng thường xuyên, vì chúng có xu hướng làm khô mũi của bạn.
Tình trạng chảy máu cam ở trẻ xuất hiện nhiều lần khiến bạn phiền não. Đừng lo lắng, hãy tập trung bổ sung những dưỡng chất cần thiết để phục hồi sức khoẻ của bé. Bên cạnh đó, tránh cho trẻ ăn những thực phẩm có hại để bảo vệ sức khoẻ và giảm triệu chứng chảy máu cam bạn nhé!
Leave a reply