Đau bụng là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Đôi khi cha mẹ cũng không biết vì sao trẻ lại bị đau bụng và khi nào thì cần đến bệnh viện khám. Trẻ bị đau bụng tưởng rất bình thường, nhưng đôi khi có những bệnh lý nếu không phát hiện và chẩn đoán sớm, chính xác thì tính mạng của trẻ có thể bị đe dọa.
Nguyên nhân khiến trẻ đau bụng
Một số nguyên nhân có thể khiến trẻ bị đau bụng quanh rốn bao gồm:
- Do trẻ bị tắc ruột: Tắc ruột không chỉ gây đau bụng ở trẻ mà nó còn đi kèm với các triệu chứng như nôn ra mật xanh, mật vàng, bụng chướng…
- Ngộ độc thức ăn cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng quanh rốn. Ngộ độc thức ăn được xếp vào dạng bệnh cấp cứu, người bệnh thường kèm theo sốt, đi lỏng, đau quặn bụng…
- Nhiễm giun là một trong những nguyên nhân khiến trẻ đau bụng quanh rốn, trẻ bị đau bụng giun thường tái đi tái lại nhiều lần, khi tiến hành xét nghiệm sẽ thấy có trứng giun trong phân, khi siêu âm có thể sẽ thấy cả hình ảnh của giun đũa.
- Sỏi đường tiết niệu cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng quanh rốn rất dữ dội, tuy nhiên tỉ lệ này chiếm không nhiều.

Triệu chứng đau bụng ở trẻ em
Đau bụng ở trẻ em có thể kèm theo nhiều triệu chứng. Nếu chỉ đơn thuần là triệu chứng đau bụng thì sẽ gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Chính vì vậy, nếu bố mẹ phát hiện những triệu chứng kèm theo ở trẻ có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.
Một số triệu chứng kèm theo có thể là:
- Sốt, có thể sốt cao kèm ớn lạnh, rét run.
- Gan to, vàng da, vàng mắt.
- Nước tiểu màu vàng sậm.
- Nôn ói.
- Hội chứng nhiễm trùng: Môi khô, lưỡi dơ, mặt hốc hác.
- Dấu hiệu mất nước như da khô, khát nước, nếp véo da bụng mất chậm trên 2 giây, mắt trũng.
- Bỏ bú, bú kém, chán ăn, lừ đừ.
- Tiêu chảy hoặc có thể táo bón.
- Khóc thét dữ dội.
- Tiểu ra máu.
- Tăng huyết áp,…

Điều trị đau bụng cho trẻ tại nhà
Nếu những trường hợp đau bụng ở trẻ em không quá dữ dội, bố mẹ có thể tự điều trị cho bé tại nhà mà không cần đến bác sĩ. Những cách điều trị hiệu quả tại nhà bao gồm:
Chườm ấm bụng
Bố mẹ hãy dùng khăn ấm hoặc túi nước ấm và chườm lên vùng bụng hoặc những nơi bé cảm thấy đau. Tốt nhất là bạn nên giữ cho bé nằm thẳng thay vì nằm nghiêng. Chườm quanh vị trí đau trong vòng 10 đến 15 phút, lặp lại vài lần trong ngày.
Massage vùng bụng
Phụ huynh hãy xoa bóp vùng bụng của bé một cách nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút. Có thể lặp lài nhiều lần trong ngày. Phương pháp này có thể giúp giảm tình trạng đau bụng do táo bón hoặc đầy hơi một cách hiệu quả.
Thay đổi chế độ ăn uống
Thay đổi chế độ ăn uống của bé một vài ngày khi bé đang bị đau bụng. Bé có thể bị đau bụng do ăn những thức ăn khó tiêu gây nên tình trạng đầy bụng. Khi ấy, bố mẹ có thể thay bằng những thức ăn mềm, dễ tiêu hơn. Chẳng hạn như bột ngũ cốc, súp thịt bằm, sữa công thức,…
Khuyến khích trẻ thư giãn
Nếu đau bụng do nguyên nhân tâm lý thì cách này tỏ ra rất hiệu quả. Bố mẹ hãy tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, bớt lo lắng, bớt sợ hãi. Bạn có thể cho trẻ xem phim hoạt hình, chơi những trò chơi mà bé thích, kể chuyện cho bé nghe,…
Khuyến khích trẻ vận động ngoài trời
Việc vận động ngoài trời không những giúp cho tinh thần của bé thoải mái mà còn kích thích quá trình tiêu hóa ở trẻ. Đây là cách điều trị đau bụng ở trẻ em do nguyên nhân tâm lý hoặc đau bụng do chậm tiêu hóa thức ăn.
Phương pháp đông y
Nhiều trường hợp bé bị đau bụng do khó tiêu, lạnh bụng. Lúc này, bố mẹ có thể làm giảm tình trạng đau bụng ở trẻ em bằng cách làm ấm bụng. Một số phương pháp đông y dùng thảo dược để trị đau bụng cho trẻ bao gồm:
- Trà gừng.
- Trà hoa cúc.
- Mật ong pha với nước ấm.
- Xoa dầu gió vào bụng đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên. Riêng đối với trẻ nhỏ hơn thì nên dùng dầu tràm, dầu khuynh diệp.
Leave a reply