Nấm miệng gây nhiều bất tiện trong việc ăn uống của trẻ. Áp dụng chế độ ăn uống phù hợp khi trẻ bị nấm miệng có thể giúp cải thiện tình trạng của bệnh.
Trẻ bị nấm miệng nên kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sự cân bằng vi sinh trong cơ thể. Do đó, một chế độ ăn uống không lành mạnh sẽ làm mất đi sự cân bằng và dẫn đến bệnh nấm miệng.
Thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột
Đường chính là nguồn thức ăn yêu thích của nấm Candida nên việc ăn quá nhiều đồ ngọt/tinh bột sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho các nấm men phát triển mạnh mẽ. Các bạn hãy hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, đường, bánh nước, nước ngọt, nước trái cây đóng hộp,…để phòng ngừa bệnh nấm miệng xảy ra.
Hải sản
Các loại hải sản sẽ có nhiều khả năng gây dị ứng, làm tăng nhiệt độ trong cơ thể. Điều này sẽ khiến các triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát do nấm Candidan trở nên trầm trọng hơn.
Đồ ăn cay nóng
Đồ ăn cay nóng sẽ khiến các vết thương, lở loét trở nên nghiêm trọng hơn như: gây sưng tấy, đau xót,…Hơn nữa, chúng còn làm tăng nhiệt độ của cơ thể, làm giảm chức năng bài tiết độc tố của gan, thận. Từ đó làm gia tăng các triệu chứng của nấm Candida.
Đồ ăn chứa nhiều chất béo
Đồ ăn nhanh, đóng hộp, chế biến sẵn,…là những loại thực phẩm giàu chất béo xấu. Các chất này sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nấm Candida và làm bệnh trở nên nặng hơn.
Chất kích thích
Những thực phẩm chứa kích thích như cà phê, nước có ga, nước ngọt đóng chai, rượu bia… có nhiều chất gây hại… Những chất này sẽ khiến vi sinh của cơ thể mất cân bằng và càng tạo điều kiện để lượng độc tố mà nấm Candida sinh ra nhiều hơn. Điều này không tốt cho việc điều trị bệnh mà càng làm bệnh nấm miệng nghiêm trọng hơn.

Trẻ bị nấm miệng nên ăn gì để mau khỏi?
Bên cạnh những loại thực phẩm cần hạn chế, bạn nên cho trẻ ăn những loại đồ ăn sau:
Sữa chua
Trẻ bị nấm miệng nên ăn gì? Thực tế sữa chua không có tác dụng diệt nấm Candida nhưng chúng vẫn được dùng để điều trị nấm miệng. Điều này là do sữa chua cung cấp nguồn lợi khuẩn dồi dào cho cơ thể, giúp hệ vi sinh trong khoang miệng được thiết lập cân bằng. Từ đó, kìm hẫm sự phát triển của nấm và khả năng gây bệnh.
Nước chanh
Nước chanh có tính sát khuẩn cao nên có khả năng diệt được một số loại vi khuẩn, nấm. Vì thế, khi trẻ bị nấm miệng, bạn hãy pha 1 thìa nước cốt chanh với 1 ít nước ấm để cho trẻ súc miệng hoặc uống, giúp cải thiện bệnh nấm miệng.
Trẻ bị nấm miệng nên ăn gì? Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C có khả năng nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể nên phòng chống được sự phát triển của vi khuẩn nấm Candida.
Các loại thực phẩm giàu vitamin C như: cam, bưởi, ổi, rau ngót, rau chum ngây,…

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị nấm miệng
- Rửa tay sạch sẽ trước khi thoa thuốc, làm vệ sinh răng miệng cho trẻ.
- Không hôn miệng trẻ hoặc để nước miếng của bạn/người thân dính với trẻ để tránh lây vi trùng, vi khuẩn sang trẻ.
- Trong quá trình vệ sinh miệng lưỡi cho bé, bạn chú ý không nên cậy những chấm trắng trên lưỡi trẻ vì sẽ gây chảy máu, dẫn đến nhiễm trùng.
- Mẹ phải vệ sinh ngực bằng khăn ấm trước và sau khi cho trẻ bú.
- Vệ sinh sạch sẽ bình sữa, các đồ dùng cho trẻ ăn bằng nước nóng hoặc máy rửa chén.
- Rửa sạch đồ chơi của trẻ hàng ngày với nước nóng và xà bông rồi đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
Bệnh nấm miệng gây nhiều ảnh hưởng xấu đến trẻ, là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ chán ăn, bỏ bú, quấy khóc. Vì vậy, mẹ hãy luôn giữ lưỡi và khoang miệng của trẻ luôn sạch sẽ cũng như chăm sóc, xử lý đúng đắn khi lưỡi trẻ bị nấm để trẻ có thể hồi phục nhanh nhất. Cha mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và chăm sóc con thật tốt để trẻ sớm khỏi nấm miệng. Từ đó, con có thể ăn uống, phát triển một cách toàn diện.