Nghẹt tắc mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân, nhất là khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp. Khi bị nghẹt mũi, trẻ sẽ thấy khó chịu, quấy khóc, khó thở, dẫn đến bị thiếu oxy ảnh hưởng đến sức khỏe. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó cần phải biết cách xử trí đúng cách khi trẻ bị nghẹt mũi.
Nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi
- Cảm lạnh: Nguyên nhân phổ biến nhất gây ngạt mũi ở trẻ là do cảm lạnh. Thời tiết thay đổi thất thường sẽ khiến bé dễ bị cảm lạnh gây ngạt mũi. Ngoài ra, trẻ còn gặp phải các triệu chứng khác như sốt nhẹ, ho, chảy nước mắt và hắt hơi.
- Trẻ bị cúm: Bé bị sổ mũi, nghẹt mũi có thể do cúm gây ra với những biểu hiện kèm theo là mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, chóng mặt và chán ăn.
- Do dị ứng: Một số trẻ thường rất mẫn cảm với môi trường xung quanh. Bé có thể dị ứng với thời tiết, phấn hoa, khói bụi… và triệu chứng kèm theo lúc này là hắt hơi, ngứa mũi và bị đỏ mắt.
- Dị vật trong mũi: Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi là do trong lúc chơi trẻ vô tình hay cố ý cho món đồ chơi lọt vào mũi. Tình trạng này khá nguy hiểm bởi có thể khiến trẻ không thở được, cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ nhanh chóng để được xử lý kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nghẹt mũi
Ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 12 tháng tuổi, khả năng ngôn ngữ và biểu lộ cảm xúc chưa phát triển hoàn thiện nên mẹ cũng khó khăn hơn để nhận biết tình trạng bệnh. Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy có thể bé bị nghẹt mũi:
- Khó thở, khò khè.
- Khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Kèm chảy nước mũi, hắt hơi, ho.
- Trẻ thấy dễ thở hơn khi được bế đứng,…
Nghẹt mũi khiến trẻ phải thở bằng miệng, dẫn tới họng khô, rát. Đối với trẻ nhỏ còn đang bú mẹ, việc thở bằng miệng như vậy còn cản trở bé bú mẹ, không thể bú được hơi dài mà thường bị ngắt quãng, khiến dễ bị sặc. Ngoài ra, chất nhầy của mũi chảy xuống họng gây tắc nghẽn, kích thích vùng hầu họng, làm cho bé bị ho và hay nôn trớ.
Cách xử lý
Uống nhiều nước
Khi trẻ bị ngạt mũi, trẻ sẽ thở bằng miệng dẫn đến tình trạng mất nước, khô miệng. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, sữa hoặc nước ép trái cây để làm loãng dịch mũi, hạn chế tình trạng mất nước,…
Gối cao đầu cao khi ngủ
Bé bị nghẹt mũi thường rất khó ngủ vì vậy để bé dễ thở và ngủ ngon hơn thì mẹ hãy cho bé gối cao đầu hơn bình thường nhé!
Làm ấm cơ thể trẻ
Giữ và làm ấm cho cơ thể trẻ sẽ giúp tình trạng sổ mũi, ngạt mũi hạn chế đáng kể. Đặc biệt, trẻ sẽ giảm bớt các nguy cơ gặp phải các bệnh lý về đường hô hấp.
Cách trị nghẹt mũi cho bé bằng vỗ nhẹ lưng
Đây là cách giúp bé dễ thở và làm lỏng chất nhầy.
Xông hơi mũi
Phương pháp này thường áp dụng với trẻ nhỏ trên 3 tuổi và bị ngạt mũi thường xuyên. Để giảm các cảm giác khó thở, khó chịu cho bé, bố mẹ nên xông hơi mũi bằng nước ấm để dịch nhầy loãng ra và khoang mũi thoáng hơn.
Một số mẹo dân gian
Massage lòng bàn chân bé.
Nếu trẻ hắt hơi, sổ mũi, bạn nên xoa trực tiếp dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân của trẻ để giữ ấm. Mẹ xoa một bên chân trong khoảng một phút và đi tất. Cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh này cũng rất hiệu quả cho bé.
Các mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian để giúp triệu chứng ngạt mũi ở trẻ giảm đi như:
- Dùng gừng và mật ong: Sử dụng gừng và mật ong là mẹo dân gian được nhiều bà mẹ áp dụng để chữa ngạt mũi cho trẻ. Các mẹ lấy gừng, rửa sạch và thái lát mỏng. Sau đó đem giã nát, trộn với mật ong và pha thêm một ít nước ấm. Cho bé uống ngày 1 lần, mỗi lần một muỗng cà phê nhỏ hỗn hợp này.
- Chườm nước nóng lên tai: Mẹ hãy lấy khăn và thấm nước nóng đặt ở hai bên tai, đặt trong khoảng 10 phút, tình trạng ngạt mũi của bé sẽ giảm đi. Do tai có các dây thần kinh giúp điều tiết lưu lượng máu ở mũi. Hơi ấm sẽ giúp các dây thần kinh này giãn ra và giúp mũi thông thoáng hơn.
- Thoa lòng bàn chân: Khi trẻ xuất hiện các hiện tượng nghẹt mũi, sổ mũi, các mẹ nên sử dụng dầu để thoa và massage trong lòng bàn chân cho trẻ. Mẹ nên massage trong vòng 5 phút, sau đó đi tất cho trẻ để giữ ấm.
- Điều chỉnh tư thế ngủ của bé: Khi bé ngủ, mẹ nên để bé nằm gối cao đầu. Hãy để gối dưới đệm và kê phần đầu, phần vai của bé sao cho hai phần này cao hơn phần bàn chân. Cách này sẽ giúp bé dễ thở hơn.
- Tắm cho trẻ bằng tinh dầu bạc hà: Trong tinh dầu bạc hà có chứa menthol giúp bé dễ thở, vì vậy có thể cải thiện triệu chứng ngạt mũi ở trẻ. Mẹ pha 2-3 giọt tinh dầu bạc hà với nước ấm để tắm cho trẻ vừa giúp chữa ngạt mũi cho trẻ vừa hạn chế bệnh ngứa da, mẩn đỏ, mề đay,…

Cách phòng tránh tình trạng nghẹt mũi ở trẻ
Để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng ngạt mũi xuất hiện ở trẻ nhỏ, bố mẹ nên chú ý tới các vấn đề sau:
- Thường xuyên vệ sinh nơi ở, đồ chơi, quần áo của trẻ sạch sẽ.
- Tránh sự tiếp xúc trực tiếp của trẻ với thú cưng, các đồ vật có dạng long nhỏ.
- Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh, làm sạch mũi cho trẻ.
- Với trẻ sơ sinh, nên cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn để tăng sức đề kháng và bổ sung nước cho trẻ.
- Giữ ấm cơ thể cho bé.
- Đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài hoặc trong không gian có người bị bệnh.
- Chú trọng tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch của trẻ bằng cách cho trẻ ăn và ngủ đúng giờ.
- Giữ gìn không gian xung quanh bé trong lành, sạch sẽ, đặc biệt là những khu vực bé chơi hay sinh hoạt nhiều.
- Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh cảm cúm.
- Vệ sinh cho bé thường xuyên sẽ giúp làm giảm lây nhiễm các vi khuẩn có hại cho bé và giúp cải thiện tình trạng trẻ bị nghẹt mũi thở khò khè.
Các bệnh lý về tai mũi họng nếu không được điều trị dứt điểm có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho hệ hô hấp còn non yếu của trẻ. Chính vì vậy, nếu trẻ gặp phải các triệu chứng tai mũi họng không thuyên giảm, cha mẹ cần đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Leave a reply