Do sức đề kháng yếu nên trẻ nhỏ là đối tượng thường có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm. Là cha mẹ, bạn nên sớm tìm hiểu về tình trạng ngộ độc thực phẩm ở trẻ em để biết cách can thiệp kịp thời nếu chẳng may bé cưng rơi vào tình huống này.
Nguyên nhân gây trẻ bị ngộ độc thức ăn
- Do sự thiếu kiến thức và vô ý của người lớn: Các bà mẹ theo thói quen tự đi mua thuốc điều trị theo kinh nghiệm của mình khi trẻ bị bệnh hoặc nghe theo lời mách bảo của những người xung quanh… đã dẫn tới tình trạng lạm dụng thuốc hoặc dùng không đúng thuốc, không đúng liều hoặc đúng thuốc nhưng dùng quá liều mà không biết rằng thuốc có thể gây hại cho trẻ.
- Ngộ độc không cố ý: Ngộ độc xảy ra do trẻ tự ăn, uống thuốc, thực phẩm do cha mẹ để không cẩn thận, thường xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ chập chững biết đi (tuổi trung bình là 2,5 tuổi).
- Ngộ độc do tự tử: Thường xảy ra ở tuổi tiền dậy thì (trên 10 tuổi). Những trẻ này cần phải được khám và tư vấn về mặt tâm lý và xã hội học.
- Ngộ độc do thầy thuốc gây ra: Một số trường hợp bị ngộ độc có thể do chỉ định sử dụng thuốc, liều lượng, đường dùng, phối hợp thuốc… chưa hợp lý. Tuy vậy, cũng có những trường hợp ngộ độc xảy ra ngay cả khi dùng đúng liều, đúng chỉ định do cơ thể quá nhạy cảm đối với thuốc. Một số thuốc có thể gây ngộ độc nguy hiểm như: Digoxin….
Triệu chứng trẻ bị ngộ độc thức ăn
Các loại ngộ độc thường gặp là ngộ đôc thuốc và ngộ độc thực phẩm với một số biểu hiện như sau:
- Về tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy.
- Về hô hấp: Ho sặc, thở nhanh, tím môi, khó thở.
- Về thần kinh: Hôn mê hoặc co giật, run tay chân, run giật cơ (ở mặt, ngực, đùi, cánh tay), yếu cơ sau đó là liệt cơ. Nặng hơn có liệt hô hấp, rối loạn nhịp tim.
- Dấu hiệu tăng tiết: Đàm nhớt, dịch tiêu hóa, mồ hôi, nước bọt.
Khi nghi ngờ trẻ bị ngộ độc, cha mẹ phải quan sát kỹ xung quanh để tìm những vật nghi ngờ gây độc và liên hệ điện thoại đến bệnh viện để được hướng dẫn cách sơ cứu thích hợp. Khi đưa trẻ đến bệnh viện, phải đem theo những vật nghi ngờ gây độc.

Cách xử trí khi trẻ bị ngộ độc thức ăn
Khi bé cưng chẳng may bị ngộ độc thức ăn, bạn phải hết sức bình tĩnh và sơ cứu kịp thời trước khi đưa bé tới bác sĩ. Cách xử lý ngộ độc thực phẩm như sau:
Đối với tình trạng nôn mửa
Tuyệt đối không để trẻ nôn ói trong tư thế nằm ngửa. Bởi việc làm này có thể khiến cho dịch ói sặc lên mũi, xuống phổi gây nguy hiểm đến tính mạng. Thay vào đó, bạn nên cho trẻ nằm nghiêng, đầu thấp.
Nếu chẳng may trẻ nôn gấp và bị sặc lên mũi, người lớn nên kịp thời hút mũi trẻ để tránh tình trạng khó thở có thể dẫn đến tử vong. Sau khi trẻ nôn ói, cần cho trẻ súc miệng bằng nước sạch và nghỉ ngơi hợp lí đảm bảo đủ thoải mái, thoáng mát và yên tĩnh.
Bù nước cho trẻ
Việc trẻ nôn mửa, tiêu chảy khiến cho cơ thể mất đi một luộng nước khá lớn. Vậy nên, cha mẹ cần bù nước kịp thời để duy trì thân nhiệt cũng như duy trì quá trình trao đổi chất. Hãy cho trẻ uống nhiều nước và dung dịch oresol.
Đưa trẻ đi bác sĩ
Sau khi đã xử lý các triệu chứng ngộ độc thực phẩm ở trẻ em đúng cách và cẩn thận mà trẻ vấn có những biểu hiện xấu hơn như nôn ói nhiều lần, phân có máu, đổ nhiều mồ hôi, sốt cao, trướng bụng… hãy đưa trẻ đi khám ngay.
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị ngộ độc thực phẩm
Giữ thoáng cho bé, tránh tiếp xúc với gió
Khi bị ngộ độc cơ thể, trẻ sẽ yếu hơn bình thường. Vì vậy, bạn nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với gió, hạn chế tắm. Nếu cần thiết hãy tắm cho bé với nước ấm và tắm thật nhanh.
Cho trẻ uống nước phải là nước đun sôi để nguội, nước ấm càng tốt.
Thời gian này, cha mẹ vẫn nên hết sức cẩn trọng đối với những thứ cho vào cơ thể bé. Cho trẻ uống nhiều nước những không để con uống nước đá, nước trà, hay các loại nước có ga…Chúng không hề tốt cho đường ruột mới tiêu hóa của con.
Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy
Cơ thể trẻ sẽ phản ứng mạnh mẽ và đào thải thức ăn bị nhiễm độc ra ngoài. Nên khi trẻ bị tiêu chảy, hãy để cơ thể trẻ tống hết thức ăn ra ngoài, tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy. Bởi việc làm này chỉ khiến cho vi khuẩn còn tồn tại trong cơ thể gây khó chịu, trướng bụng, và nhiều biến chứng khác.
Chế biến thức ăn cẩn thận, dụng cụ chế biến phải đảm bảo sạch sẽ.
Nếu để vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào cơ thể bé, bệnh không những còn nặng thêm mà còn gây ra những hệ lụy khó lường. Vì vậy, ba mẹ cần đảm bảo quá trình chế biến an toàn hơn bao giờ hết. Những dụng cụ làm bếp như dao, thớt,..nên được rửa thật sạch trước khi sử dụng và chế biến riêng thực phẩm từ động vật/ thực vật.
Tránh hoạt động mạnh.
Bất kì ai khi rơi vào tình trạng nôn mửa, tiêu chảy đều cảm thấy rất mệt mỏi. Thậm chí là lừ đừ, chân tay yếu ớt, đặc biệt trẻ nhỏ lại càng mệt hơn. Vì thế, ba mẹ cần chú ý cho trẻ nghỉ ngơi, tránh đi lại, đùa giỡn hoặc gây tiếng ồn.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ở trẻ em
Hiện nay, tình trạng thực phẩm bẩn, chứa nhiều hóa chất độc hại đang diễn tiến hết sức phức tạp. Với những gia đình có con nhỏ, cha mẹ cần hết sức cẩn thận trong khâu chọn lựa, chế biến thực phẩm để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ ngộ độc:
- Chọn mua những thực phẩm tươi sống, không bị ôi thiu, không hết hạn sử dụng, có xuất xứ rõ ràng.
- Không dùng những thức ăn có chứa độ tố như thịt cá nóc, khoai tây mọc mầm, thực phẩm bị lên nấm mốc, các loại nấm lạ… và những thực phẩm nhiễm chất độc hóa học.
- Bảo quản những thức ăn chưa chế biến và đã chế biến trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp.
- Không nên để thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ thường quá hai giờ, đặc biệt vào mùa hè, khi tiết trời nắng nóng thì không nên để ở bên ngoài quá một giờ.
- Làm chín thức ăn đúng cách, ở nhiệt độ phù hợp. Nấu chín thức ăn, đun sôi nước trước khi sử dụng. Rửa các loại trái cây tươi trực tiếp dưới vòi nước đang chảy.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi tiếp xúc với thực phẩm, trong quá trình chế biến và sau khi chế biến món ăn để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống.
- Dụng cụ chế biến thức ăn cũng phải sạch sẽ, rửa lại bằng xà phòng và nên rửa với nước ấm.
- Khi đi ăn ngoài, nên chọn ăn ở những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh những quán ăn bụi bẩn, ẩm thấp…
- Thực hiện quy tắc ăn chín uống sôi.
- Nhắc nhở trẻ rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi bên ngoài.
Khi bé bị ngộ độc thức ăn, cha mẹ cần phải nắm được phương pháp và xử lý kịp thời để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Nếu không có biện pháp thích hợp, tình trạng ngộ độc có thể dẫn tới bị rối loạn nhịp tim, rối loạn hô hấp, hạ đường huyết, sốt…
Leave a reply