Nhiệt miệng là căn bệnh khá phổ biến có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em. Mặc dù căn bệnh này không gây nguy hiểm lớn và có thể tự khỏi sau một thời gian bị bệnh, tuy nhiên vết loét do nhiệt miệng lại gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu khiến trẻ luôn phiền táo, bực bội và bỏ ăn.
Nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng
Trẻ em bị nhiệt miệng có thể do khá nhiều nguyên nhân như:
- Thường xuyên ăn đồ cay nóng, thiếu nước.
- Bé bị tổn thương niêm mạc trong vòm miệng khi đánh răng, vô tình cắn vào bên trong má…
- Chức năng miễn dịch của bé bị suy giảm.
- Bé bị thiếu các vi chất dinh dưỡng: Vitamin A, vitamin C, vitamin các nhóm B, kẽm, protein…
- Bé bị ốm dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng cũng có thể gây ra nhiệt miệng.

Triệu chứng trẻ bị nhiệt miệng
Những vết loét xuất hiện bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc trên nướu răng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi ăn mặn và cay sẽ gây đau đớn cho vết loét.
Thậm chí một số bé không thể ăn gì cho đến khi tình trạng được cải thiện. Các triệu chứng bệnh nhiệt miệng ở trẻ:
- Sốt đột ngột.
- Nhăn nhó hoặc uể oải, thiếu năng lượng.
- Lở loét hoặc có những mụn nhỏ trên đầu lưỡi.
- Sưng nướu răng, có thể gây chảy máu.
- Đau trong miệng.
- Trẻ biếng ăn, cảm thấy không muốn ăn.
Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ đơn giản mà hiệu quả
Để hạn chế sự khó chịu, đau đớn cho trẻ, cha mẹ có thể thực hiện theo các cách sau:
- Cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng ít nhất 4 lần/ngày tới khi các vết loét lành hẳn. Phụ huynh cũng có thể cho trẻ súc miệng bằng nước ép củ cải 3 lần/ngày để làm giả nhanh các triệu chứng khó chịu của nhiệt miệng.
- Cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng lỏng, xay nhuyễn, dễ nuốt, không cần phải nhai nhiều như cháo, súp,… Đồng thời, cha mẹ nên lưu ý thức ăn dành cho trẻ cần thanh đạm.
- Không nên quá cay, mặn hoặc nóng. Bên cạnh đó, cần hạn chế cho trẻ ăn khoai tây chiên hoặc các loại hạt vì chúng dễ làm tổn thương nướu và các mô mềm trong miệng.
- Có thể dùng đá lạnh chườm vào vết loét để giảm đau.
- Cho trẻ ngậm mật ong hoặc lấy tăm bông thấm mật ong, bôi lên vị trí vết loét. Ngoài ra, cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp dân gian khác như bôi nha đam, sữa chua, nghệ,… vào vết loét trong miệng trẻ để trị nhiệt miệng.
- Cho trẻ uống nước ép cà chua 1 – 2 lần/ngày; bổ sung thêm nước cam, nước chanh, nước bưởi hằng ngày cho bé,… cũng giúp cung cấp đủ các vitamin cần thiết để trẻ nâng cao sức đề kháng, nhanh khỏi nhiệt miệng.
- Cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý hằng ngày cho tới khi vết loét lành hẳn.
- Nên cno trẻ uống nhiều nước hơn.

Cách phòng tránh bệnh nhiệt miệng cho trẻ
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm vùng niêm mạc miệng họng.
- Tăng cường rau xanh và hoa quả tươi cho trẻ.
- Không cho trẻ ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế các món chua, cay, nóng.
- Cho trẻ uống đủ nước.
- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.
- Nếu trẻ đang bị các bệnh lý truyền nhiễm như thủy đậu, tay chân miệng thì cần cách ly, không tiếp xúc với các trẻ khác để tránh lây bệnh.
Nhiệt miệng là tình trạng thường gặp ở khá nhiều trẻ nhỏ, điều này khiến bé đau đớn, khó chịu, chán ăn, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, cha mẹ nên đưa bé đi khám ngay để được phát hiện và điều trị sớm, đảm bảo bé có một sức khỏe tốt. Đồng thời, thiết lập lại chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt giúp bé hồi phục nhanh chóng, ngăn ngừa tái phát.
Leave a reply