Trẻ bị nổi mề đay không chỉ cản trở sức khỏe của trẻ mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng khác đặc biệt là quá trình phát triển của bé sau này. Các bậc phụ huynh không nên chủ quan mà phải chủ động tìm biện pháp xử lý nhanh chóng, đúng cách cho con.
Trẻ bị nổi mề đay là bệnh gì?
Nổi mề đay ở trẻ em là hiện tượng trên da xuất hiện các đám sẩn đỏ không đều, nổi gồ trên bề mặt da, có thể liên kết thành mảng. Nổi mề đay mẩn ngứa chia thành 2 dạng: Mề đay cấp tính và mề đay mạn tính với dấu hiệu đặc trưng nổi mẩn đỏ, ngứa da, sưng tấy…
Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mề đay
Trẻ bị nổi mề đay có thể do các nguyên nhân phổ biến sau:
- Dị ứng thực phẩm: Khi trẻ ăn phải các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như cua, tôm, (hải sản nói chung)…
- Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường từ nóng sang lạnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị mề đay. Điều này lý giải vì sao thời điểm giao mùa (đặc biệt mùa đông) là giai đoạn bùng phát bệnh mề đay ở trẻ nhỏ mạnh mẽ.
- Sử dụng thuốc tây dài ngày: Nếu bé sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh thuộc nhóm penicillin hoặc thuốc giảm đau trong thời gian kéo dài cũng sẽ khiến bệnh mề đay xuất hiện.
- Nhiễm trùng cấp: Những bệnh nhiễm trùng cấp như viêm amidan, viêm họng, cảm lạnh,… không chỉ khiến bé bị sốt cao mà còn gây kích thích da gây nguy cơ mắc bệnh mề đay.
- Tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: Những dị nguyên từ bên ngoài môi trường như lông động vật, bụi bẩn, khói bụi, phấn hoa,… cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị mề đay mẩn ngứa.
- Dị ứng do côn trùng đốt: Côn trùng đốt có thể khiến bé bị nổi mề đay, sưng tấy, ngứa ngáy, đau rát. Nếu nặng hơn, bé có thể bị nôn mửa, khó thở, thở khò khè, mạch nhanh…

Triệu chứng khi bị nổi mề đay
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà biểu hiện mề đay ở từng trẻ là khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, trẻ nhỏ khi bị dị ứng, mẩn ngứa đều có triệu chứng sau:
- Có biểu hiện chán ăn, quấy khóc, mất ngủ.
- Khi bị dị ứng, nổi mề đay trẻ thường đưa tay cào gãi, nhất là khi cơ thể có mồ hôi.
- Một số vùng da xuất hiện triệu chứng mẩn đỏ, sưng, phù nề. Kích thước từng mảng mề đay có thể dao động từ vài mm đến vài cm.
- Các mảng mề đay có thể tự biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày nếu trẻ không cào gãi.
Trẻ bị nổi mề đay có nguy hiểm không?
Với tình trạng trẻ nổi mề đay mãn tính, nếu bố mẹ không điều trị kịp thời, dứt điểm có thể đến những biến chứng nguy hiểm cho trẻ, có thể kể đến như:
- Nhiễm trùng da.
- Suy nhược cơ thể.
- Phù mạch.
- Khó thở.
- Sốt.
- Thanh quản co thắt.
- Sốc phản vệ.
Biện khắc phục khi trẻ bị nổi mề đay
Khi phát hiện nổi mề đay ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp điều trị kịp thời. Tránh mua thuốc khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ.
Cách chữa mề đay cho trẻ tại nhà
Với những bé có triệu chứng nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng những mẹo chữa tại nhà đơn giản sau:
- Dùng kem dưỡng ẩm khi bé bị nổi mề đay: Bạn nên dưỡng ẩm da cho bé 1 – 2 lần/ ngày bằng kem dưỡng ẩm từ thiên nhiên. Ngoài ra, cha mẹ có thể sử dụng kem chống ngứa sau khi thoa kem dưỡng ẩm giúp bé giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
- Cho con uống nhiều nước: Uống nước cũng là cách cải thiện dị ứng, mẩn ngứa hiệu quả. Bạn có thể cho bé uống nước lọc, nước ép trái cây để tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng thải độc.
- Mặc quần áo thoáng mát: Khi bị nổi mề đay, để hạn chế tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, các mẹ nên cho con mặc quần áo thoáng mát, chất liệu vải cotton 100%. Liệu pháp này giúp hạn chế bé đổ mồ hôi cũng như chà xát lên da bé gây kích ứng.
- Làm mát da cho bé: Cũng như người lớn, làm mát da, vệ sinh sạch sẽ cũng là cách cải thiện mề đay ở trẻ nhỏ.
Mẹo dân gian
- Tắm nước lá khế: Lá khế có thành phần quercetin, flavonoid, vitamin C, giúp sát trùng vết thương, giảm dị ứng, thải độc tố, tăng cường sức đề kháng…Lấy một ít lá dâu tằm cho vào nồi đun sôi, thêm vào nước mát để giảm bớt độ nóng và tắm cho trẻ để giảm mề đay.
- Tắm lá kinh giới: Hái một nắm lá kinh giới, rửa sạch, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước. Sau đó, pha nước lá kinh giới với nước ấm để tắm rửa hàng ngày.
- Dùng lá dâu tằm: Loại lá này chứa các acid amin tự do (phenylalanin, alanin,..), protid, vitamin C, B1, D, acid hữu cơ, chính nhờ các thành phần này mà dâu tằm có công dụng ngủ dễ dàng và ngon giấc. Tương tự như 2 cách trên, lấy một nắm lá dâu tằm đun sôi với nước rồi pha với nước mát đem đi tắm cho trẻ.
- Lá trà xanh: Lấy lá trà xanh (chè xanh) rửa sạch, vò nát rồi đun sôi cùng nước nóng. Mẹ chắt lấy nước này rồi cho bé tắm hàng ngày.
- Nha đam: Chọn nha đam tươi, to, nhiều thịt, cắt bỏ vỏ xanh bên ngoài và sửa sạch phần chất nhớt bên trong. Lấy phần gel trắng thoa lên vùng da bị mề đay của bé trong vòng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị mề đay
khi chăm sóc trẻ bị mề đay, cha mẹ cần lưu ý:
- Dừng sử dụng tất cả các loại thuốc, thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng cho bé.
- Hạn chế cho bé gãi, chà xát mạnh lên da.
- Có thể chườm mát, tắm ấm, tránh tắm nóng cho bé.
- Tránh các hoạt động nặng, gây mồ hôi.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin C, B, E và khoáng chất tốt cho sức khỏe.
- Hạn chế hoạt động mạnh gây ra mồ hôi nhiều khiến triệu chứng ngứa ngáy thêm nặng.
- Mặc quần áo chất liệu cotton nhẹ, thoáng mát cho trẻ.
- Không chọn ăn những món ướp nhiều gia vị, thức ăn đông lạnh, thức ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn vì chúng thường chứa nhiều chất phụ gia.
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá, nước ngọt, gia vị…
- Cố gắng nghỉ ngơi, giảm stress.
Leave a reply