Trẻ bị sổ mũi là triệu chứng thường gặp khi bị viêm hô hấp trong nhóm bệnh trẻ em; nhất là ở những bé có sức đề kháng kém. Thậm chí nó còn phổ biến tới mức mà người lớn hay dùng câu “thò lò mũi xanh” để ám chỉ những ai đã lớn rồi mà còn như con trẻ.
Nói thế để mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con mình thỉnh thoảng lại “mũi dãi” lòng thòng. Những tham khảo dưới đây sẽ giúp mẹ có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này; và biết cách chăm sóc khi bé bị sổ mũi.
Nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi
Trẻ bị nhiễm lạnh
Bé bị sổ mũi thường đa phần là do cảm lạnh. Thời tiết chuyển mùa là thời điểm các bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp gây sổ mũi, nghẹt mũi. Thế nhưng, cũng có một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến trình trạng này như dị ứng, nghẹt mũi sơ sinh, cảm cúm…
Không khí khô
Bộ phận niêm mạc của trẻ nhỏ rất nhạy cảm với không khí khô. Vào những ngày tiết trời khô hanh, trẻ sẽ ít tiết dịch mũi khiến cho bộ phận niêm mạc trở nên yếu và khô đi. Từ đó gây ra các biểu hiện như bé bị sổ mũi, cảm cúm, khịt mũi, mệt mỏi,…
Chất gây dị ứng
Những tác nhân gây dị ứng như gió, khói bụi, lông vật nuôi, nấm mốc,… khi đi vào niêm mạc mũi sẽ gây ra hiện tượng kích ứng. Ngoài triệu chứng hắt hơi, sổ mũi thì các bé còn có thể bị phát ban, nổi mẩn hoặc ngứa da.
Trẻ bị cảm cúm
Thời điểm từ tháng 11 đến tháng 4 hằng năm là khoảng thời gian mà trẻ dễ bị cảm cúm nhất. Những trẻ có sức đề kháng yếu rất dễ bị cảm cúm trong thời gian này.
Do virus gây ra
Niêm mạc mũi là nơi cư trú của nhiều loại virus nguy hiểm. Khi gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết lạnh khô hanh, chúng sẽ phát triển mạnh và làm trẻ bị cảm hoặc viêm mũi họng.

Biểu hiện khi bé bị sổ mũi
Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi, có thể kèm theo nghẹt mũi; hắt hơi và chảy nước mũi trong. Đó là những trường hợp thông thường và nguyên nhân đa phần là do virus. Tuy nhiên, ở một số trẻ, sau đó có thể bị chảy mũi xanh; đặc là do bội nhiễm vi khuẩn.
Nếu thấy diễn tiến của bé có vẻ nghiêm trọng hơn, bé bỏ chơi, quấy khóc kèm theo tiêu chảy, sốt cao (trên 38,5ºC), buồn nôn; cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị hợp .
Cách khắc phục
Sau đây là những phương pháp chữa sổ mũi cho bé hiệu quả và an toàn mà bố mẹ có thể tham khảo:
Dùng nước muối sinh lý
Nước muối có tác dụng làm sạch khoang mũi cho trẻ một cách hiệu quả và an toàn. Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho bé. Nếu phát hiện dịch mũi của bé có màu vàng đục thì cần đưa bé đi khám ngay để được điều trị đúng cách.
Tắm nước gừng ấm
Hơi nước gừng ấm khi hít vào sẽ giúp làm lỏng dịch mũi; giúp dịch mũi của bé bị sổ mũi dễ dàng tự chảy ra hoặc mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn.
Tư thế bé khi ngủ
Gối đầu hơi cao một chút giúp giảm sung huyết mũi, làm mũi bớt nghẹt. Cho bé nằm nghiêng sẽ giúp nước mũi chảy ra ngoài dễ dàng hơn.
Giữ ấm cổ bé vào mùa thu đông
Do sức đề kháng yếu nên bé rất dễ bị cảm lạnh nếu không được giữ ấm đủ. Bên cạnh việc mặc quần áo ấm, bố mẹ hãy nhớ giúp trẻ giữ ấm vùng cổ bằng khăn choàng.
Mang tất giữ ấm khi ngủ
Luôn đi tất chân cho trẻ vào mùa thu và mùa đông để trẻ không bị nhiễm không khí lạnh.
Massage bằng tinh dầu tràm
Hãy thoa tinh dầu vào lòng bàn chân bé và massage trong vài phút. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể thoa tinh dầu và lưng và ngực của trẻ.
Bổ sung chất lỏng
Một trong những biện pháp chữa sổ mũi cho bé đơn giản và hiệu quả nhất là bổ sung thêm chất lỏng. Nếu trẻ đã cai sữa, mẹ có thể cho trẻ uống thêm nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa, súp, cháo…

Lưu ý khi chữa sổ mũi cho trẻ
Khi điều trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bố mẹ cần lưu ý:
- Không nhỏ nước tỏi ép vào mũi bé vì tỏi có tính nóng và cay có thể gây nóng rát, phù nề và làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ.
- Hạn chế rửa mũi nhiều cho bé vì có thể làm mất lượng chất nhầy tự nhiên có tác dụng tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn, khiến trẻ bị khô mũi, tổn thương niêm mạc…
- Không dùng miệng hút mũi cho bé bởi cách làm này có thể làm lây mầm bệnh từ miệng của bố mẹ sang cho bé. Ngoài ra, khi sử dụng dụng cụ hút mũi hay dùng xilanh phải thực hiện nhẹ nhàng, không nên chọc sâu ống hút vào mũi vì có thể gây phù nề niêm mạc.
- Lạm dụng thuốc nhỏ mũi chứa Corticoid, thuốc kháng sinh… không theo chỉ định của bác sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như ức chế vỏ thượng thận làm tăng giữ muối, ức chế lành vết thương, tăng đường huyết…
Sổ mũi ở trẻ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và gây ra nhiều khó chịu. Vì vậy, bố mẹ nên chủ động phòng tránh bệnh cho trẻ và hiểu rõ về cách điều trị tại nhà như dùng thuốc, vệ sinh, hút mũi… để can thiệp từ sớm. Nếu nhận thấy trẻ bị chảy nước mũi không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc xuất hiện các triệu chứng khác như ho, đau nhức cơ thể, nôn ói, mệt mỏi… tốt nhất bố mẹ nên đưa bé thăm khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Leave a reply