Thiếu năng lượng và các chất dinh dưỡng có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Tình trạng này có thể để lại hậu quả nặng nề như trẻ chậm phát triển thể chất, trí não, sức đề kháng yếu, tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Trẻ bị suy dinh dưỡng là gì?
Suy dinh dưỡng là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, khoáng chất, chất béo, vitamin,…gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cơ thể, tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng về nhiều mặt trong tương lai tương lai, đặc biệt cần lưu ý với đối tượng trẻ em trong giai đoạn từ 6-24 tháng.
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có biểu hiện chậm phát triển, hạn chế khả năng hoạt động thể lực. Nếu quá trình thiếu hụt chất dinh dưỡng kéo dài, trẻ sẽ gặp phải nhiều vấn đề nặng hơn như chậm phát triển trí thông minh, sức đề kháng yếu, khả năng giao tiếp kém hay thường mắc những bệnh lý nguy hiểm trong tương lai.
Một số nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng
Hầu hết các nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ đều xuất phát từ chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống hay những vấn đề dinh dưỡng mẹ gặp phải trong thai kỳ. Trong đó, các nguyên nhân cụ thể bao gồm:
- Trẻ không được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể phát triển.
- Trẻ nhác ăn, không ăn đủ nhu cầu.
- Chế độ ăn nghèo nàn hoặc cách chế biến không phù hợp, thiếu năng lượng và các dưỡng chất cần thiết.
- Một số bệnh kéo dài như: Rối loạn tiêu hóa, khó hấp thu, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, thất thoát chất dinh dưỡng do một số bệnh lý.
- Phải cai sữa mẹ từ sớm, chế độ ăn dặm không phù hợp.

Dấu hiệu nhận biết bé bị suy dinh dưỡng
Bệnh suy dinh dưỡng trẻ em được chia theo nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ, vừa đến nặng.
- Suy dinh dưỡng diễn ra rất sớm nhưng để lại hậu quả lâu dài: Suy dinh dưỡng bào thai.
- Suy dinh dưỡng mức độ nhẹ đến vừa: Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, suy dinh dưỡng thấp còi, suy dinh dưỡng gầy còm.
- Suy dinh dưỡng mức độ nặng: Suy dinh dưỡng thể phù, suy dinh dưỡng thể teo đét, suy dinh dưỡng thể hỗn hợp.
Vì sao suy dinh dưỡng ở trẻ em nguy hiểm?
- Suy yếu hệ miễn dịch: Suy dinh dưỡng do thiếu vi chất (kẽm, sắt, vitamin…) sẽ làm cho hệ thống miễn dịch dần yếu đi. Lúc này, trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng nhiều hơn bao giờ hết. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em.
- Gây chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ: Nếu bị nhiễm trùng đường tiêu hóa đồng thời với suy dinh dưỡng, cơ thể trẻ sẽ không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Từ đó gây chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ.
- Các vấn đề về sức khỏe khác: Thiếu các vi chất khiến sức khỏe của trẻ ngày càng tồi tệ hơn. Ví dụ, thiếu vitamin A gây ảnh hưởng xấu đến thị giác của trẻ; trong khi đó, thiếu protein và kẽm còn ảnh hưởng đến sự phát triển của xương…
Chẩn đoán bệnh suy dinh dưỡng
Thông thường bác sĩ sẽ dựa vào các biểu hiện lâm sàng cũng như sinh trắc học để chuẩn đoán bệnh suy dinh dưỡng.Ở trẻ em, các chỉ số thường được sử dụng gồm:
- Cân nặng theo tuổi.
- Chiều cao theo tuổi.
- Cân nặng theo chiều cao.
Ở người lớn, bệnh suy dinh dưỡng thường được chuẩn đoán dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI). Dựa vào thang điểm phân loại của WHO vào năm 2000 như sau :
- BMI: 17 – <18,5 : gầy độ 1.
- BMI: 16 – 16,99 : gầy độ 2.
- BMI: < 16 : gầy độ 3.

Biện pháp phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng
Các biện pháp ngăn ngừa suy dinh dưỡng hiệu quả có thể áp dụng như:
- Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài từ 18 – 24 tháng, nếu mẹ không đủ sữa cần có nguồn sữa phù hợp để thay thế cho trẻ.
- Hướng dẫn mẹ cho bé bú đúng cách.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý để trẻ tăng cân khỏe mạnh.
- Theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng nhằm phát hiện sớm tình trạng và ngăn chặn nguy cơ gây bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ.
- Thay đổi thực đơn thường xuyên, kích thích sự thèm ăn và ngon miệng.
- Điều trị triệt để các bệnh lý về đường tiêu hóa cũng như các bệnh lý khác.
- Lên kế hoạch mua sắm và lựa chọn các loại thực phẩm một cách kinh tế và đầy đủ.
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao.
- Nếu gặp các vấn đề về tâm lý, hãy gặp bác sĩ để được hướng dẫn khắc phục các tình trạng rối loạn ăn uống hay rối loạn tâm thần có ảnh hưởng đến thói quen ăn uống.
Suy dinh dưỡng là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu hoặc rối loạn chuyển hóa vitamin D. Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất lớn trong việc điều trị và phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ. Vì thế các bậc cha mẹ cần nắm được kiến thức chăm con và xây dựng chế độ dinh dưỡng thật tốt cho trẻ.