Thiếu máu ở trẻ em gây ra các tác động từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Sự nguy hiểm mà bệnh thiếu máu ảnh hưởng đến cơ thể của trẻ là có thể xảy ra, đặc biệt khi bệnh đã bắt đầu nghiêm trọng.
Biểu hiện trẻ thiếu máu
Nhận biết sớm các biểu hiện của bệnh thiếu máu sẽ giúp bố mẹ kịp thời phát hiện và chữa trị cho trẻ, tránh những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này về sau. Trẻ bị thiếu máu thường có những dấu hiệu sau:
- Thường xuyên mệt mỏi dù ngủ nhiều, ăn đủ bữa.
- Thiếu năng lượng trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
- Hoa mắt, chóng mặt, ù tai khi đang ngồi mà đứng dậy.
- Da, niêm mạc xanh xao, nhợt nhạt.
- Tay, chân tê dại hoặc lạnh, nhiệt độ cơ thể thấp.
- Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón.
Tuy nhiên, các dấu hiệu trẻ thiếu máu không rõ rệt mà bệnh chỉ được phát hiện khi xét nghiệm máu. Điều này khiến tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ có thể tiến triển âm thầm và gây ra những vấn đề tiềm ẩn đối với sức khỏe.
Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?
Dưới đây là những tác động nguy hiểm của bệnh thiếu máu ở trẻ em:
Thiếu máu ảnh hưởng đến thể trạng của trẻ: Thiếu máu là sự suy giảm số lượng tế bào hồng cầu hay giảm nồng độ hemoglobin trong cơ thể, từ đó làm hạn chế khả năng vận chuyển oxy đến các cơ quan, khiến chức năng hoạt động của các cơ quan này bị ảnh hưởng.
Trẻ bị thiếu máu luôn cảm thấy thiếu năng lượng, lờ đờ, đuối sức, ít hoạt động hơn thường ngày. Thậm chí trẻ em bị thiếu máu ở mức độ nặng có thể bị kiệt sức. Bên cạnh đó, thiếu máu ở trẻ nhỏ còn có thể gây ra tình trạng chậm tăng cân, chậm phát triển về mặt thể chất.
Thiếu máu ảnh hưởng lên hệ thần kinh của trẻ: Não là cơ quan tiêu thụ oxy nhiều nhất trong cơ thể. Bệnh thiếu máu sẽ khiến não không được nhận đủ oxy, gây ra các tác động tiêu cực lên hệ thống thần kinh của trẻ với các triệu chứng như:
- Nhức đầu.
- Hoa mắt chóng mặt, ù tai.
- Trẻ mất tập trung, học bài mau quên, hay ngủ gật trong giờ học.
- Khả năng tư duy và nhận thức của trẻ suy giảm.
Chữa trị bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh
Dựa vào những kết quả xét nghiệm kết hợp những triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ điều chỉnh phác đồ điều trị với từng bệnh nhân. Trong trường hợp cần thiết, trẻ sẽ được chỉ định truyền máu để khôi phục lượng oxy trong máu, hạn chế biến chứng xảy ra.
- Thiếu máu do thiếu sắt: Bổ sung sắt theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp nặng cần truyền máu.
- Thiếu máu do thiếu acid folic và vitamin B12: Mẹ nên bổ sung thêm các dưỡng chất thông qua thức ăn và thuốc uống. Như vậy thông qua sữa mẹ bé có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng đang còn thiếu.
- Thiếu máu do suy tủy: Thực hiện ghép tủy, điều trị bệnh theo nguyên nhân, truyền máu bảo toàn tính mạng cho trẻ nhỏ.
- Thiếu máu tan máu: Truyền máu định kỳ và ghép tủy càng sớm càng tốt.
- Thiếu máu tan máu miễn dịch: Bé được chỉ định sử dụng corticoid 1mg/1 ngày trong 4 tuần. Ngoài ra, đối với trường hợp nặng có thể kết hợp sử dụng thêm thuốc ức chế miễn dịch.
Phương pháp điều trị thiếu máu ở trẻ sơ sinh cần thực hiện nhanh chóng để bảo toàn sức khỏe của bé. Ngoài ra, bố mẹ nên kết hợp thực hiện các biện pháp phòng tránh thiếu máu ở trẻ nhỏ, từ đó hạn chế bệnh tái phát.
Làm gì để ngăn ngừa bệnh thiếu máu?
Việc trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào những gì gây ra nó. Một số loại thiếu máu là di truyền và không thể ngăn ngừa được. Thiếu máu do thiếu sắt, một dạng thiếu máu phổ biến có thể được ngăn ngừa bằng cách đảm bảo con bạn đủ chất sắt trong chế độ ăn uống. Để làm điều này:
- Cho trẻ bú sữa mẹ nếu có thể, trẻ sẽ nhận được đủ chất sắt từ sữa mẹ.
- Cho uống bổ sung sắt nếu con bạn đang dùng sữa công thức.
- Không cho trẻ uống sữa bò cho đến sau tuổi 1, bởi sữa bò không có đủ chất sắt.
- Cho trẻ ăn thức ăn giàu chất sắt khi bước vào độ tuổi ăn dặm. Chúng bao gồm ngũ cốc và ngũ cốc giàu chất sắt, lòng đỏ trứng, thịt đỏ, khoai tây, cà chua, nho khô.
Thiếu máu gây tác động xấu tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Vì thế, nếu cha mẹ phát hiện triệu chứng thiếu máu ở trẻ cần lập tức kiểm tra lại chế độ ăn uống của trẻ. Và cho trẻ đi khám sức khỏe để phát hiện và điều trị kịp thời các nguyên nhân khác gây thiếu máu ở trẻ. Bên cạnh việc điều trị thiếu máu ở trẻ em cha mẹ nên chú ý chế độ ăn cho trẻ để phòng thiếu máu tái phát
Leave a reply