Sự thiếu hụt chất sắt trong máu ở trẻ có thể dẫn đến nhiều biến chứng, điển hình là thiếu máu, số lượng tế bào hồng cầu và lượng hemoglonin thấp không cung cấp đủ dinh dưỡng và ôxy cho các bộ phận khác nhau trong cơ thể.
Trẻ bị thiếu máu là gì?
Thiếu máu là một vấn đề phổ biến ở trẻ em. Một đứa trẻ thiếu máu nếu không có đủ hồng cầu hoặc huyết sắc tố. Hemoglobin là một loại protein cho phép các tế bào hồng cầu mang oxy đến các tế bào khác trong cơ thể.
Một số loại thiếu máu ở trẻ em
Có nhiều loại thiếu máu ở trẻ em, bao gồm:
- Thiếu máu do thiếu sắt: Đây là tình trạng không có đủ sắt trong máu. Sắt cần thiết để hình thành hemoglobin.
- Thiếu máu nguyên bào khổng lồ: Khi các tế bào hồng cầu quá lớn do thiếu axit folic hoặc vitamin B12 sẽ gây nên thiếu máu nguyên bào khổng lồ. Một loại thiếu máu nguyên bào khổng lồ là thiếu máu ác tính. Ở loại này, có vấn đề trong việc hấp thụ vitamin B12, quan trọng để tạo ra các tế bào hồng cầu.
- Thiếu máu tán huyết: Đây là khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc một số loại thuốc.
- Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm: Đây là một loại bệnh huyết sắc tố di truyền với các tế bào hồng cầu có hình dạng bất thường.
- Cooley’s thiếu máu (thalassemia): Dạng thiếu máu di truyền khác với các tế bào hồng cầu bất thường.
- Thiếu máu bất sản: Sự suy giảm của tủy xương để tạo ra các tế bào máu.
Nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ
Bên cạnh việc biết được trẻ thiếu máu có biểu hiện gì, ba mẹ cũng cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đó có thể là do:
- Tuỷ xương bị biến dạng: Tuỷ xương đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra hồng cầu. Chính vì vậy, khi bộ phận này bị biến dạng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất ra hồng cầu, gây ra thiếu máu ở trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Sắt, axit folic hay vitamin B12 là những chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết trong quá trình sản xuất ra hồng cầu. Do vậy, khi chế độ dinh dưỡng hàng ngày bị thiếu hụt những chất này rất dễ khiến cho trẻ bị thiếu máu.
- Bị mất máu quá nhiều: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra thiếu máu ở trẻ. Tình trạng này có thể nhẹ hoặc nặng phụ thuộc vào mức độ mất máu. Đó có thể là do chấn thương, chảy máu cam, nhiễm giun móc, xuất huyết tiêu hoá hoặc loét dạ dày,…
- Hình dạng hồng cầu bị thay đổi bất thường: Hồng cầu có hình dạng đĩa lõm hai mặt để có thể linh hoạt đi qua được các mạch máu nhỏ trong cơ thể. Nếu như hồng cầu bị thay đổi về hình dạng sẽ gây cản trở trong việc di chuyển trong mạch máu, dẫn đến thiếu máu.
- Do bệnh lý: Một số căn bệnh có thể gây ra thiếu máu ở trẻ là nhiễm độc chì, tan máu tự miễn, màng hồng cầu,…
Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thiếu máu cho trẻ phù hợp.
Những trẻ nào có nguy cơ bị thiếu máu?
Các yếu tố nguy cơ của bệnh thiếu máu bao gồm:
- Sinh non hoặc nhẹ cân.
- Sống trong cảnh nghèo đói hoặc nhập cư từ các nước đang phát triển.
- Sử dụng sớm sữa bò.
- Chế độ ăn ít chất sắt, vitamin hoặc khoáng chất.
- Phẫu thuật hoặc tai nạn mất máu.
- Các bệnh lâu dài, chẳng hạn như nhiễm trùng, bệnh thận hoặc gan.
- Tiền sử gia đình có loại thiếu máu di truyền, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Triệu chứng thiếu máu ở trẻ em
Các triệu chứng của bệnh thiếu máu ở trẻ là do thiếu oxy trong các tế bào. Nhiều triệu chứng không xảy ra khi thiếu máu nhẹ.
- Da xanh, lòng bàn tay, bàn chân nhợt, kết mạc mắt nhạt màu.
- Trẻ kém tập trung khi làm việc, học tập, kém vận động, ít linh hoạt, lừ đừ.
- Biếng ăn, sụt cân, tóc khô, lưỡi mất gai, móng biến dạng…
- Chậm biết ngồi, chậm biết đi ở trẻ nhỏ. Chậm tăng trưởng cân nặng, chiều cao.
- Một số trẻ thiếu máu do xuất huyết dạ dày thường có triệu chứng đi cầu phân đen kéo dài, đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua.
- Một số trẻ thiếu máu do bệnh lý về máu ngoài các triệu chứng trên còn có triệu chứng gan, lách to, hạch nổi, mặt biến dạng…
Khi bé có các dấu hiệu trên, bố mẹ nên đưa đến cơ sở y tế để khám và tìm nguyên nhân thiếu máu và có điều trị đặc hiểu.
Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?
Việc trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào những gì gây ra nó. Một số loại có ít biến chứng, nhưng những loại khác có biến chứng thường xuyên và nghiêm trọng. Một số chứng thiếu máu não có thể gây ra:
- Các vấn đề về tăng trưởng và phát triển.
- Đau và sưng khớp.
- Suy tủy xương.
- Bệnh bạch cầu hoặc các bệnh ung thư khác.
Điều trị bệnh thiếu máu ở trẻ
- Cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như: Gan, tim, bầu dục, trứng, thịt, cá, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín.
- Cho trẻ ăn bổ sung đúng tuổi, đủ thành phần các chất dinh dưỡng (xem phần ăn bổ sung). Trong thực đơn hàng ngày tăng cường các loại thực phẩm giầu sắt.
- Tăng cường các loại rau quả có chứa nhiều vitamin C: Cam, quýt, chuối, đu đủ, rau ngót, rau muống, để hỗ trợ hấp thu sắt.
- Khi trẻ đã bị thiếu máu chế độ ăn chỉ có tính chất hỗ trợ bên cạnh chế độ ăn phải cho trẻ uống các chế phẩm có chứa sắt theo chỉ định của bác sĩ.

Cách phòng ngừa thiếu máu ở trẻ em
Thiếu máu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của cả thể chức lẫn trí tuệ của trẻ. Chính vì vậy, ba mẹ cần phòng tránh tình trạng này bằng những cách dưới đây:
- Cho trẻ bú sữa mẹ nếu có thể, trẻ sẽ nhận được đủ chất sắt từ sữa mẹ.
- Cho uống bổ sung sắt nếu con bạn đang dùng sữa công thức.
- Không cho trẻ uống sữa bò cho đến sau tuổi 1, bởi sữa bò không có đủ chất sắt.
- Cho trẻ ăn thức ăn giàu chất sắt khi bước vào độ tuổi ăn dặm.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ: Cần phải bổ sung cho trẻ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là vitamin B19, chất sắt, vitamin C,… Xây dựng thực đơn hàng ngày đầy đủ các loại thực phẩm như tôm, cá, cua, thịt đỏ, gan, ngũ cốc, đậu đỗ, rau xanh và trái cây,…
Thiếu máu gây tác động xấu tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Vì thế, nếu cha mẹ phát hiện triệu chứng thiếu máu ở trẻ cần lập tức kiểm tra lại chế độ ăn uống của trẻ. Và cho trẻ đi khám sức khỏe để phát hiện và điều trị kịp thời các nguyên nhân khác gây thiếu máu ở trẻ. Bên cạnh việc điều trị thiệu quả kết hợp với một chế độ dinh dưỡng tốt bổ sung lượng sắt trong máu của trẻ. Khi hồng cầu được tạo ra nhiều, oxy sẽ chuyển đến mô đầy đủ, cơ thể bé sẽ khỏe mạnh trở lại.