Trẻ mắc bệnh viêm thanh quản cần được chăm sóc tốt để phòng ngừa biến chứng. Bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, cha mẹ cần lưu ý tăng cường dinh dưỡng và cho trẻ ăn đúng cách để nhanh hồi phục sức khoẻ.
Trẻ bị viêm thanh quản nên ăn gì?
Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu
Trẻ bị viêm thanh quản thường bị đau họng, nuốt vướng, ho, có đờm nên rất khó chịu, ăn dễ nôn trớ. Vì vậy, nên cho trẻ ăn các món ăn mềm, nhừ, nấu loãng như các món súp, cháo, nước canh hầm… để trẻ dễ nuốt, dễ tiêu và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Bộ sung vitamin
Bổ sung hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ từ rau xanh và các loại trái cây như: nho, dâu tây, lê, đu đủ… giúp chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Ăn thức ăn mềm
Việc ăn uống của người bệnh sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều khi các món ăn được chế biến ở dạng mềm, lỏng, dễ nhai. Các món cháo, súp, nhất là súp gà với rau củ cắt nhỏ vừa giúp giảm đau vùng cổ họng, vừa cung cấp protein dồi dào cho người bệnh.
Uống nhiều nước
Cần cho trẻ uống nhiều nước để giữ ẩm cổ họng và phòng nguy cơ mất nước. Uống nhiều nước cũng giúp làm dịu họng, loãng đờm, giảm ho hiệu quả. Nên cho trẻ uống nước lọc, nước canh, nước ép trái cây…
Thực phẩm nên kiêng
Thực phẩm cay nóng
Thức ăn cay có thể gây kích ứng cổ họng, làm nặng thêm các triệu chứng của viêm thanh quản: Khô, ngứa cổ họng, ho khan, đau nhói cổ họng và khàn giọng.
Thực phẩm nhóm này bao gồm: Nước sốt nóng, cà ri, ớt, hạt tiêu, tương ớt, mù tạt…
Thực phẩm gây dị ứng
Ăn phải thức ăn mình bị dị ứng khi đang mắc viêm thanh quản có thể khiến bệnh nặng hơn. Trong trường hợp dị ứng nặng, gây phù nề thanh môn, khó thở, người bệnh có thể gặp phải cơn sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Thức ăn có nhiều dầu mỡ
Các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ như đồ chiên, xào… sẽ gây kích ứng cổ họng, khiến bệnh kéo dài và khó hồi phục. Chúng còn chứa nhiều chất béo gây hại và nhiều calo, gây tăng cân và ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều cơ quan khác của cơ thể.
Hạn chế thực phẩm có tính acid
Thực phẩm loại này có thể gây trào ngược dạ dày thực quản – một trong những nguyên nhân gây viêm thanh quản, viêm họng và khiến bệnh nặng hơn.
Bên cạnh việc điều trị, mẹ cần đảm bảo cho bé một chế độ dinh dưỡng tốt, có thể kết hợp với việc tập luyện, hoạt động vui chơi lành mạnh giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Các mẹ hãy thiết lập, thận trọng hơn trong việc chăm con hướng dẫn trẻ sinh hoạt, tăng cường sức khỏe và sức khỏe hệ miễn dịch.