Trẻ chậm mọc răng là vấn đề khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân làm chậm tiến trình mọc răng của trẻ, cha mẹ vẫn có thể cải thiện vấn đề này thông qua chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ chậm mọc răng.
Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ chậm mọc răng
- Bổ sung cho trẻ nhiều thực phẩm chứa canxi, vitamin D để hỗ trợ hỗ trợ hình thành cấu trúc răng.
- Cho bé ăn những món có chứa vitamin A, vitamin C để tăng cường sức khỏe răng miệng.
- Cung cấp chất béo lành mạnh cho trẻ để bổ sung dinh dưỡng cần thiết giúp bé khỏe mạnh, nhanh mọc răng.
- Chất đạm là dưỡng chất cần thiết để bé đủ dinh dưỡng cho quá trình mọc răng sữa.
- Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ có lợi cho răng bé.
Bé chậm mọc răng nên ăn gì?
Photspho
Bên cạnh canxi thì photspho cũng rất cần thiết cho sự phát triển của răng và xương. Tuy nhiên, photspho lại là nguồn dưỡng chất phổ biến, có mặt trong hầu hết các loại thịt động vật. Do đó, chỉ cần đảm bảo thực đơn hàng ngày của trẻ phong phú và đa dạng là đã có đủ nguồn cung cấp photspho cần thiết.
Magie
Magie tạo ra môi trường kiềm, giúp cơ thể hấp thụ tốt vitamin D và trao đổi canxi. Vì thế, trẻ trong độ tuổi mọc răng nên ăn nhiều thực phẩm giàu magie như: tôm, cua, cá, ghẹ, bề bề, các loại rau xanh, các loại hạt, các loại đậu đỗ…
Rau củ quả
Rau củ quả là nguồn cung cấp vitamin rất dồi dào và phong phú. Bên cạnh đó, rau củ quả còn chứa hàm lượng chất xơ rất lớn. Chất xơ có thể giúp cho nướu răng chắc khỏe hơn.
Thực phẩm giàu vitamin K2
Vitamin K2 cũng rất cần thiết cho các bé chậm mọc răng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, vitamin K2, cụ thể là loại MK7 đảm nhiệm việc đưa canxi từ máu vào trong xương và răng. Trẻ được bổ sung đầy đủ lượng MK7 cần thiết sẽ mọc răng đều đặn, chắc khỏe hơn. Bé sẽ chậm mọc răng hơn bình thường 30% nếu thiếu vitamin này.
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ chậm mọc răng
Sau khi biết bé chậm mọc răng cần bổ sung gì rồi thì có một vài lưu ý cho mẹ khi chăm sóc răng miệng cho trẻ như:
- Đảm bảo bé con được ngủ đủ giấc, đúng giờ.
- Có vận động thân thể nhiều sẽ có lợi cho sức khoẻ của trẻ nói chung và việc mọc răng nói riêng.
- Không nên cho bé ăn uống thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
- Giữ gìn vệ sinh nướu, lưỡi trẻ sạch sẽ.
- Cho con đi khám dinh dưỡng, nha khoa khi cần.
Chậm mọc răng ở trẻ không nguy hiểm, nhưng để tránh nguy cơ biến chứng xấu về sau, cha mẹ nên cho trẻ tới gặp nha sĩ khi quá 12 tháng mà trẻ chưa mọc cái răng nào. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên áp dụng một số phương pháp thay đổi thói quen lẫn cải thiện dinh dưỡng để hỗ trợ hệ răng của con phát triển tốt hơn.
Leave a reply