Chậm mọc răng là tình trạng mọc răng sữa chậm ở trẻ nhỏ. Nếu ngoài 12 tháng mà răng sữa chưa bắt đầu mọc là mọc chậm răng, cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám và can thiệp kịp thời. Bởi nếu để tình trạng này quá lâu có thể dẫn tới các biến chứng không tốt về sau như: sâu răng, viêm thân răng, răng vĩnh viễn mọc lệch…
Trẻ chậm mọc răng là gì?
Trẻ chậm mọc răng là hiện tượng răng sữa ở trẻ mọc chậm. Nếu trong trường hợp đã hơn 12 tháng tuổi mà bé vẫn chưa mọc răng sữa thì điều này cho thấy bé nhà bạn đang bị chậm mọc răng. Lúc này cha mẹ cần phải đưa bé tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có phương án can thiệp kịp thời.Nếu như tình trạng này để lâu có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng về sau chẳng hạn như viêm chân răng, sâu răng, răng vĩnh viễn mọc lệch,…
Quá trình mọc răng ở trẻ nhỏ
Thường thì khi đến tháng thứ 9, trẻ sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên rồi dần dần mọc các răng tiếp theo. Đến khi chiếc răng cối sữa thứ hai mọc lên tức là trẻ đã mọc đầy đủ răng sữa của mình.
Quá trình mọc răng ở hầu hết trẻ nhỏ diễn ra như sau:
- Tháng thứ 6: Mọc răng cửa hàm dưới.
- Tháng thứ 11: Mọc đủ 4 răng cửa giữa gồm 2 răng hàm dưới và 2 răng hàm trên.
- Tháng thứ 15: Mọc 4 răng cửa ở bên cạnh răng cửa giữa.
- Tháng thứ 19: Mọc 4 răng hàm nhỏ ở cả hàm dưới và hàm trên.
- Tháng thứ 23: Mọc 4 răng nanh ở cả 2 hàm.
- Tháng thứ 27: mọc 4 răng số 5.
- 6 – 12 tuổi: Mọc răng vĩnh viễn.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc
Sở dĩ trẻ bị chậm mọc răng là vì:
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình từng có thành viên chậm mọc răng, trẻ có thể bị di truyền khiến răng sữa mọc chậm.
- Thời điểm sinh: Trẻ sinh non, sinh thiếu cân thường có nguy cơ chậm mọc răng khá cao.
- Nhiễm khuẩn khoang miệng: Miệng của trẻ thường có mùi hôi, trẻ bị đau và hay quấy khóc. Nhiễm khuẩn răng miệng khiến cho nướu bị tổn thương dẫn đến răng không thể mọc lên được hoặc mọc chậm hơn so với thông thường.
- Thiếu vitamin D: Thiếu vitamin D, cơ thể không thể sử dụng Canxi để xây dựng cấu trúc xương và răng dẫn đến khả năng trẻ chậm mọc răng sữa.
- Thiếu canxi: Thiếu Canxi dẫn đến các mầm răng kém phát triển và không thể nhú dài ra được.
- Thiếu MK7: Đây là Vitamin K2 có tác dụng giúp vận chuyển canxi từ máu vào răng và xương tốt hơn. Nếu thiếu MK7 thì răng cũng sẽ không được chắc khỏe, mọc chậm hơn.
- Suy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng khiến cho cơ thể của trẻ không có đủ năng lượng cho các hoạt động nên răng cũng dễ mọc chậm hơn bình thường.
- Thừa Photpho: Khi cơ thể hấp thụ nhiều Photpho, quá trình hấp thụ Canxi sẽ bị chậm lại gây thiếu hụt Canxi.
- Một số bệnh lý: Bệnh tuyến yên hay hội chứng Down cũng ảnh hưởng đến khả năng mọc răng của trẻ.
Những tác hại khi bé chậm mọc răng
Hầu hết các bé sẽ có đầy đủ răng khi đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, tình trạng trẻ chậm mọc răng có thể tiềm ẩn những vấn đề ảnh hưởng đến răng của con sau này. Một số rủi ro trẻ có thể gặp như:
- Sâu răng: Thực tế là răng dưới nướu có thể phát triển sâu răng, theo thời gian răng bị sâu có thể ảnh hưởng đến các răng khác.
- Răng vĩnh viễn của trẻ phát triển không bình thường và có thể răng bị mọc lệch.
- Tình trạng răng hai hàm do răng vĩnh viễn mọc cùng lúc với răng sữa mọc chậm.
- Khó nhai và ăn thức ăn rắn. Răng rất cần thiết để giúp trẻ có thể nhai thức ăn và thưởng thức món ăn.

Khắc phục tình trạng trẻ chậm mọc răng
Để đối phó với mọc răng chậm, mẹ hãy ghi nhớ những điều sau đây:
- Thay đổi thói quen vệ sinh khoang miệng cho con mỗi ngày.
- Bổ sung thêm vitamin D và canxi cho trẻ, có thể sử dụng dưới dạng thuốc nếu được chỉ định của bác sĩ.
- Cho trẻ và mẹ tắm nắng vào buổi sáng khi trẻ 1 tháng tuổi và duy trì thói quen này liên tục hằng ngày. Thời gian tắm nắng trung bình 15 – 30 phút mỗi ngày, với trẻ có da sậm màu thì phải cho tắm nắng lâu hơn.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mẹ, đảm bảo nguồn sữa mẹ sinh dưỡng cho em bé.
- Gia tăng khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ, đặc biệt là sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Đảm bảo thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng, chú ý cung cấp đầy đủ chất đạm, nhất là đạm động vật và chất béo trong quá trình trẻ ăn dặm.
- Tập cho trẻ thói quen ăn uống đúng thời gian biểu và hạn chế ăn vặt.
- Mẹ nên cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả tươi, ép lấy nước cho trẻ uống hoặc xay sinh tố cho trẻ.
- Bổ sung 500 – 800ml sữa mỗi ngày.
- Cho trẻ được ngủ đủ giấc, khuyến khích trẻ vận động cũng là biện pháp để kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn, hạn chế suy dinh dưỡng.
Mọc răng chậm ở trẻ không nguy hiểm, nhưng để tránh những biến chứng xấu, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý tới tình trạng sức khỏe răng miệng của con. Theo quá trình phát triển của con, giúp con phát triển khỏe mạnh và toàn diện.
Leave a reply