Tình trạng chậm tăng cân ở trẻ sơ sinh khiến không ít các ông bố bà mẹ cảm thấy lo lắng. Nếu con bạn cũng gặp phải vấn đề này thì cũng đừng quá bối rối.
Nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân
Nguyên nhân bé chậm tăng cân có thể à do trẻ không hấp thu đủ chất dinh dưỡng hoặc do ảnh hưởng của quá trình mang thai (Suy dinh dưỡng bào thai, trẻ sơ sinh nhẹ cân, Sinh non, dị tật bẩm sinh,…).
- Trẻ thiếu vitamin và khoáng chất: Không ít trường hợp trẻ lên cân chậm là do chế độ ăn uống hằng ngày thiếu hụt vitamin và khoáng chất như kẽm, kali, sắt, canxi, vitamin A, B, D, … trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thấp bé, nhẹ cân hơn bạn cùng tuổi.
- Rối loạn tiêu hóa: Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ thường gặp nhiều rối loạn như táo bón, đầy bụng khó tiêu, khó hấp thu.
- Trẻ biếng ăn: Trẻ chán ăn, lười ăn cũng khiến cân nặng cứ “giậm chân tại chỗ” vì các dưỡng chất được nạp vào không đủ để nuôi cơ thể nên sẽ dẫn đến trẻ bị chậm lên cân.
- Chế biến thức ăn sai cách: Quan niệm sai lầm trong chế biến đồ ăn cho trẻ của nhiều phụ huynh cũng khiến trẻ tăng cân chậm.
- Chăm sóc trẻ không khoa học: Các thói quen xấu cũng gây ra tình trạng trẻ chậm lên cân như: cho trẻ tắm ngay sau ăn, cho trẻ bú hoặc uống nước trước bữa ăn,…
- Trẻ hiếu động: Trẻ hiếu động, ham chơi thường có nhu cầu nạp dưỡng chất nhiều hơn để trẻ vui chơi, giải phóng năng lượng mọi nơi mọi lúc.

Tình trạng chậm tăng cân ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Nếu không kịp thời phát hiện và tìm phương án khắc phục, cải thiện cân nặng cho trẻ sơ sinh chậm tăng cân thì sẽ kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ, như:
- Suy dinh dưỡng: Đây là hệ lụy đầu tiên và dễ nhìn thấy nhất ở trẻ sơ sinh chậm tăng cân. Tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất thiếu yếu cho cơ thể kéo dài trong một thời gian làm trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi.
- Cấu trúc cơ yếu: Trẻ sơ sinh tăng cân chậm thì các hệ cơ sẽ không được phát triển cứng cáp và khỏe mạnh.
- Vấn đề tim mạch: Chậm tăng cân còn kéo theo các vấn đề về tim mạch cho trẻ.
- Tăng trưởng bất ổn: Sự phát triển, tăng cân và chiều cao ở những trẻ chậm tăng cân thường không đều đặn.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu: Thể chất thấp còi, chậm tăng cân sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, trẻ không có khả năng kháng lại các tác nhân mầm bệnh bên ngoài, dễ mắc bệnh hơn người khác.
- Luôn mệt mỏi do thiếu năng lượng.

Mẹ nên làm gì khi trẻ tăng cân chậm?
Khi trẻ chậm tăng cân mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau để giúp trẻ nhanh chóng tăng cân và bắt kịp bạn bè đồng trang lứa:
- Thực đơn đầy đủ dinh dưỡng: Một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí não chính là cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong các khẩu phần ăn hằng ngày của bé. Trong bữa ăn của bé cần luân phiên thay đổi các món để bé không cảm thấy chán ăn và kích thích sự thèm ăn của bé. Cân đối các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn cũng như bổ sung các nhóm thực phẩm cần thiết theo từng độ tuổi.
- Bổ sung thêm lượng dầu mỡ: Dầu mỡ đóng vai trò quan trọng trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ, chúng cung cấp nhiều năng lượng cần thiết cho trẻ, vì số lượng thức ăn của trẻ ít mà nhu cầu năng lượng cao nên trẻ phải ăn nhiều dầu mỡ hơn người lớn theo nhu cầu năng lượng và cân nặng thì mới đáp ứng đủ nhu cầu. Bên cạnh đó, chế độ ăn thiếu dầu mỡ sẽ khiến bé không hấp thụ được các loại vitamin A, K, D, E,..dẫn đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng.
- Tránh ép bé ăn: Việc ép bé ăn bằng hết khẩu phần ăn được định sẵn sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng trớ thức ăn và khiến bé cảm thấy sợ mỗi khi đến bữa ăn và có thể gây ra tình trạng biếng ăn về sau
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn hằng ngày của bé ra khoảng 5 – 6 bữa trong ngày, mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm bữa tối trước khi ngủ, việc chia nhỏ bữa ăn giúp bé dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng hơn cũng như giúp bé dễ ăn hơn.
- Thêm sữa chua vào khẩu phần ăn: Trong sữa chua chứa hàng ngàn lợi khuẩn có lợi cho đường ruột và kích thích trẻ tiêu hóa tốt hơn, chính vì thế mẹ có thể thêm 1 – 2 muỗng sữa chua trong khẩu phần ăn của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn
- Bổ sung thêm dinh dưỡng: Bổ sung các chất dinh dưỡng ngoài bữa ăn cũng góp phần quan trọng giúp bé hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và tăng cân nhanh hơn. Chính vì vậy, mẹ có thể bổ sung thêm các nguồn dưỡng chất khác như các loại trái cây, sinh tố hay các loại sữa giúp bé tăng cân.
- Tẩy giun cho trẻ định kỳ 6 tháng/ lần.
Leave a reply