Trẻ tăng trưởng chậm hiện đang là một vấn đề mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm do tỷ lệ trẻ mắc phải tình trạng này đang ngày một gia tăng. Tuy nhiên, khi biết được nguyên nhân và triệu chứng cụ thể của chậm tăng trưởng ở trẻ sẽ giúp bạn xác định được phương pháp điều trị hiệu quả dành cho trẻ.
Trẻ chậm tăng trưởng chiều cao là gì?
Trường hợp trẻ không đạt được các mốc tăng trưởng về chiều cao theo từng độ tuổi nêu trên được gọi là chậm tăng trưởng chiều cao. Trường hợp này bác sĩ khuyên phụ huynh nên đưa bé đi khám và tầm soát các yếu tố chậm tăng trưởng chiều cao sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Trẻ chậm tăng trưởng sẽ có các dấu hiệu như lùn, chậm tăng trưởng chiều cao… Đối với những trẻ có cân nặng đạt chuẩn sẽ có dáng vẻ mập mạp hơn, vẻ mặt cũng “non” hơn so với tuổi. Khi quan sát thấy trẻ có các dấu hiệu trên, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu can thiệp kịp thời, trẻ sẽ đạt được mốc chiều cao bình thường khi trưởng thành.
Nguyên nhân gây khiến trẻ chậm tăng trưởng chiều cao
- Suy tuyến giáp: Hormone tuyến giáp tác động trực tiếp lên sự tăng trưởng và chuyển hóa trong cơ thể. Cơ thể tiết không đủ hormone này có thể gây chậm tăng trưởng chiều cao.
- Thiếu hormone tăng trưởng: Cơ thể trẻ sản xuất hormone tăng trưởng không đủ, dẫn đến thiếu hormone. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong đời, xuất phát từ nguyên nhân bẩm sinh hoặc do tổn thương tuyến yên, do chấn thương đầu, do u não hoặc nhiễm trùng dạng viêm màng não và viêm não…
- Bào thai suy dinh dưỡng: Những thai nhi suy dinh dưỡng khi sinh ra thường nhẹ cân và chậm phát triển thể chất hơn so với các bé đồng lứa. Tình trạng này còn gọi là suy dinh dưỡng bào thai.
- Di truyền: Bố mẹ có chiều cao khiêm tốn thì thường con cũng có chiều cao khiêm tốn và ngược lại.
- Hội chứng Turner: Hội chứng này gặp ở trẻ gái có bất thường nhiễm sắc thể X.
- Hội chứng Down: Hội chứng Down dẫn đến chậm tăng trưởng ở trẻ em.
- Thiếu máu: Một số bệnh lý thiếu máu, ví dụ như thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm cũng gây chậm tăng trưởng ở trẻ em.
- Các bệnh lý mạn tính: Trẻ mắc một số bệnh lý mạn tính tại thận, tim, hệ tiêu hóa hoặc bệnh phổi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.
- Sử dụng thuốc khi mang thai: Trẻ chậm tăng trưởng chiều cao, trẻ thấp còi có thể là hệ quả của việc sử dụng thuốc bừa bãi khi người mẹ đang mang thai.
- Dinh dưỡng kém: Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng của trẻ. Trẻ bị suy dinh dưỡng mãn tính sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chiều cao.

Trẻ chậm tăng trưởng chiều cao dấu hiệu nào nhận biết?
Trẻ chậm phát triển chiều cao có thể nhận biết thông qua những dấu hiệu sau đây:
- Trẻ có kích thước cánh tay hoặc chân không tương xứng với thân hình.
- Trẻ có nồng độ nội tiết tố thyroxin thấp, thiếu năng lượng, khô da, khô tóc và táo bón.
- Trẻ có nồng độ nội tiết tố tăng trưởng thấp, điều này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của khuôn mặt khiến trẻ trông khác so với bình thường.
- Trẻ có thể có phân trong máu, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa nếu nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển là do các bệnh về dạ dày.
Cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa
Nếu nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao là do hệ tiêu hóa hoạt động kém, cha mẹ có thể thể cải thiện bằng cách điều chỉnh bữa ăn và khẩu phần ăn, đồng thời hình thành cho trẻ thói quen ăn uống khoa học. Ghi nhanh 9 điều cần nhớ để cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa trẻ sau đây:
- Cho trẻ uống nhiều nước thường xuyên.
- Thêm lá bạc hà, gừng, chanh và mật ong vào thức ăn để hỗ trợ tiêu hóa.
- Cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau để tăng cường chất xơ cải thiện hệ tiêu hóa.
- Cho trẻ ăn các bữa ăn nhỏ, khoảng 2 – 3 giờ/lần để loại bỏ bớt axit thừ.
- Hình thành cho trẻ thói quen ăn chậm, nhai kỹ để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
- Tránh những thực phẩm ăn liền chứa nhiều chất béo, đồ cay.
- Không cho trẻ uống nước có cồn, nước ngọt.
- Không cho trẻ ăn trước khi ngủ.
Bên cạnh những cách cải thiện trên, cha mẹ cũng cần chú ý đến giấc ngủ và tần suất hoạt động thể chất của trẻ. Khuyến khích trẻ chơi thể thao, đồng thời đi ngủ vào 22h và ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm để khai thác tối đa tiềm năng sản sinh nội tiết tố tăng trưởng của tuyến yên để phát triển chiều cao vượt trội.

Cách khắc phục cho bé chậm tăng trưởng chiều cao
Trẻ chậm tăng trưởng chiều cao cần được phát hiện và điều trị sớm để trẻ có thể đạt được chiều cao bình thường khi tới độ tuổi trưởng thành. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo các phương pháp sau đây để cải thiện chiều cao cho bé:
Cho trẻ ngủ đủ giấc
Giấc ngủ của bé rất quan trọng, bởi các hormone tăng trưởng thường được tiết ra vào giấc ngủ đêm của bé, vậy nên nếu bé ngủ đủ giấc sẽ kích thích sự sản sinh của hormone và tránh tình trạng thiếu hụt hormone. Từ 10h tối đến 6h sáng hôm sau là thời gian lý tưởng cho giấc ngủ của bé, vậy nên bố mẹ nên cho bé đi ngủ trong khung giờ này để giúp bé phát triển chiều cao ổn định hơn.
Tăng cường cho bé vận động khoa học
Vận động và tập luyện không chỉ giúp bé có sức khỏe, mà còn giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn. Mẹ nên cho bé tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời, đặc biệt là vào sáng sớm. Bởi vì ánh sáng mặt trời sẽ hỗ trợ tổng hợp vitamin D trong cơ thể, từ đó nâng cao khả năng hấp thụ canxi và thúc đẩy phát triển xương của bé.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho bé, tránh tình trạng bé bị thiếu chất. Nếu mẹ không có thời gian để phân chia khẩu phần ăn hợp lý cho con, mẹ có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng để giúp bé cải thiện chiều cao. Lưu ý, mẹ nên chọn lựa cho bé những dòng sản phẩm uy tín và chất lượng, để vừa giúp bé phát triển chiều cao vừa đảm bảo sức khỏe của bé.
Tâm trạng và môi trường sống xung quanh của trẻ
Cảm xúc và tâm trạng của bé cũng là một yếu tố giúp trẻ cải thiện chiều cao. Những bé luôn có tâm trạng thoải mái, vui vẻ sẽ giúp bé ăn uống và sinh hoạt điều độ hơn, đảm bảo chiều cao được phát triển toàn diện.
Môi trường sống lành mạnh, văn minh cũng sẽ là một tiền đề giúp bé phát triển hoàn thiện. Bố mẹ nên hạn chế cho bé tiếp xúc với các môi trường bị ô nhiễm, tránh cho trẻ dùng các sản phẩm có chứa estrogen sẽ tác động đến sự phát triển xương của trẻ nhỏ.
Bên cạnh việc chữa trị, bố mẹ nên kết hợp với việc bổ sung chế độ dinh dưỡng đủ đầy cho trẻ phát triển thể chất và tinh thần tốt hơn. Một chế độ ăn giàu calo sẽ giúp con bắt kịp đà tăng trưởng và tăng cân khỏe mạnh. Đối với trẻ sơ sinh chậm tăng trưởng, bạn hãy cho trẻ bú mẹ thường xuyên hơn. Tuy nhiên đối với trẻ bú bình hay trẻ em độ tuổi lớn hơn, sữa bột công thức thiết kế riêng cho trẻ chậm tăng trưởng chính là lựa chọn hoàn hảo để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho con.
Leave a reply