Ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển khả năng giao tiếp. Đây được coi là phương tiện chủ yếu của giao tiếp. Vì vậy mức độ phát triển ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giao tiếp.
Suy giảm thính lực ở trẻ nhỏ có thể ảnh hưởng tới khả năng nghe của bé cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu có cơ hội phát hiện kém, tình trạng này sẽ được điều trị dứt điểm, giúp bé phục hồi thính lực. Điều quan trọng nhất là các bậc phụ huynh phải nắm được các dấu hiệu trẻ khiếm thính và cho con đi điều trị bệnh sớm.
Khiếm thính ở trẻ là tình trạng gì?
Trẻ khiếm thính là những trẻ bị tổn hại cơ quan thính giác ở các mức độ khác nhau. Do cơ quan thính giác bị tổn thương nên trẻ không tri giác được thế giới âm thanh, không nghe được tiếng nói, do đó không hình thành được ngôn ngữ. Vì vậy, trẻ khiếm thính nếu được quan tâm hỗ trợ với phương pháp, cách thức đặc biệt sẽ càng có cơ hội phát triển và phát huy hết khả năng mà trẻ có thể.
Nguyên nhân gây khiếm thính ở trẻ
Khiếm thính là dị tật bẩm sinh phổ biến, cứ 2 trường hợp trẻ khiếm thính sẽ có 1 trẻ là do di truyền. Bên cạnh đó, một số nguyên khác cũng có thể khiến trẻ bị mất đi khả năng nghe, bao gồm:
Mất thính giác có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Do bẩm sinh: Ngay từ khi sinh ra trẻ đã có các dị tật, dị dạng bẩm sinh ở tai giữa, hoặc tai ngoài như không có vành tai, hoặc ống tai bị bịt lại hoàn toàn…..
- Do di truyền về gen: Những trẻ có bố mẹ hoặc ông bà bị điếc bẩm sinh thì cũng có nguy cơ bị điếc cao hơn.
- Do vật lạ: Ống tai ngoài có thể bị một vật lạ bít kín. Trẻ nhỏ có thể cho một vật vàotai, hạt hay mẩu đồ chơi, hoặc côn trùng bò vào tai gây điếc.
- Do ráy tai tích tụ lại và làm bít ống tai gây ảnh hưởng tương tự như trường hợp vật lạ vào ống tai.
- Do biến chứng/hậu quả một số bệnh lý như viêm tai ngoài, viêm tai giữa cấp tính, viêm tai giữa tiết dịch, quai bị, sởi, viêm não, viêm màng não.
- Do tiếp xúc với tiếng ồn lớn như tiếng pháo nổ, tiếng súng… làm thủng màng nhĩ.
- Do trong thời kỳ mang thai mẹ bị nhiễm khuẩn ví dụ giang mai; bị nhiễm độc do sử dụng thuốc.
- Do trẻ bị sinh non, bị ngạt trong khi sinh.
- Do trẻ bị nhiễm độc thuốc.

Dấu hiệu nhận biết trẻ khiếm thính
Trẻ sơ sinh có thể được kiểm tra thính lực sau khi chào đời. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn cần dành thời gian quan sát khả năng nghe và tương tác của con qua từng giai đoạn phát triển. Sau đây là những đặc điểm của trẻ có thính giác bình thường:
Đối với trẻ sơ sinh – 3 tháng tuổi
- Không giật mình khi bất ngờ nghe phải âm thanh lớn.
- Không có bất kỳ phản xạ nào với âm thanh, âm nhạc hay giọng nói. Không có biểu hiện hướng về nơi phát ra âm thanh.
- Không cảm thấy thoải mái với những âm thanh du dương, êm dịu.
- Không cựa mình hoặc thức giấc khi có giọng nói hay tiếng ồn lúc đang ngủ trong phòng yên tĩnh.
- Sau 2 tháng, trẻ vẫn không thể phát ra những nguyên âm đơn giản như ô, a…
- Nghe những giọng nói quen thuộc mà trẻ lại cảm thấy mới lạ, không có cảm giác yên tâm.
Đối với trẻ 4 – 8 tháng tuổi
- Không xoay đầu hay hướng mắt về nơi phát tra âm thanh mà trẻ không nhìn thấy.
- Trong môi trường yên tĩnh, trẻ không thay đổi biểu hiện đối với âm lượng giọng nói khác nhau hay tiếng ồn lớn.
- Không hứng thú với đồ chơi lúc lắc, chuông rung hay những đồ chơi có tiếng.
- 6 tháng tuổi, bé không hề cố gắng bắt chước để tạo ra một âm thanh nào đó.
- Trẻ ngơ ngác khi nghe nói chuyện,thường xuyên phải hỏi lại câu hỏi hoặc phải nhìn miệng để đoán từ.
- Chưa biết “lảm nhảm” với chính mình hay phản xạ lại khi người khác nói chuyện.
- Không có phản xạ khi nghe hiệu lệnh “không/ không được” cũng như cảm nhận được giọng điệu lời nói.
- Có vẻ chỉ nghe được một vài âm thanh nhất định nào đó.
- Cảm nhận được tiếng động rung nhưng chỉ một số tiếng động nhất định.
- Quay lại chỉ vì nhìn thấy cha mẹ chứ không phải do cha mẹ gọi, có thể bị nhầm lẫn rằng trẻ đang lờ đi hay đang bị phân tán. Đây có thể là biểu hiện của chứng mất hoàn toàn hay một phần thính lực.
Đối với trẻ từ 9-12 tháng
- Không có phản gì khi được gọi tên mình.
- Không thay đổi tông điệu khi tự nói chuyện với mình.
- Không quay đầu nhanh hay hướng thẳng đến nơi âm thanh được phát ra.
- Không nói được một số phụ âm như m, p, b, g…
- Không tương tác với âm nhạc bằng cách lắng nghe, nhảy hay ê a theo bài hát.
- Trẻ học nói muộn, hoặc dửng dưng trước mọi âm thanh. Tới 1 tuổi mà chưa nói các từ đơn lẻ như da da, ma ma, ta, ta, nói ngọng.
- Không hiểu được một số từ chỉ đồ vật quen thuộc hàng ngày, hay làm một số động tác khi nghe tín hiệu như đưa tay chào khi nghe bye bye, hoặc làm theo chỉ dẫn như lại đây, cười nào…
- Hay bật tivi to.
Cha mẹ cần thông báo ngay với bác sĩ và cho trẻ đi khám nếu phát hiện các dấu hiệu trên.
Đặc điểm ngôn ngữ lời nói trong giao tiếp của trẻ khiếm thính
Trong giao tiếp, trẻ khiếm thính vẫn sử dụng ngôn ngữ nói, nhưng ngôn ngữ lời nói của trẻ có những đặc điểm sau:
- Giọng: khó nghe, giọng mũi, giọng cao, giọng yếu, giọng khàn,…
- Phát âm: Phát âm không đúng (phụ âm), không phân biệt những âm gần nhau (nghe gần giống nhau) nhơ t/đ, b/m.
- Thanh điệu: khó phát âm đúng thanh điệu của tiếng Việt (thanh hỏi, ngã).
- Ngữ pháp: Nói theo tư duy, theo ý hiểu của mình, thường trật tự ngữ pháp lộn xộn, không tuân theo trật tự ngôn ngữ nói.
- Ngữ điệu: Nói rời rạc, ngắt từng tiếng một, lên xuống tuỳ hứng.
- Từ vựng: Vốn từ ngữ nghèo nàn.
- Tiếng nói: Của hầu hết trẻ khiếm thính sai nhiều âm vần, thanh điệu và cấu trúc câu.
Tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố mà trẻ có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ lời nói hoặc ngôn ngữ ký hiệu hoặc có sự kết hợp.

Lưu ý khi dạy trẻ chậm nói và khiếm thính tại nhà
Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ chậm nói và có khiếm thính tại nhà, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Thu hút sự chú ý của trẻ trước khi nói chuyện với trẻ (đặt tay lên vai trẻ).
- Ở vị trí đối diện khi nói chuyện với trẻ, khích lệ trẻ đọc môi.
- Tạo môi trường yên tĩnh khi nói chuyện với trẻ.
- Nói rõ và chậm hơn mức bình thường và cố gắng đưa vào văn cảnh để trẻ dễ hiểu.
- Dùng ký hiệu, tranh ảnh, hình vẽ….để giao tiếp với trẻ: Cha mẹ nên treo nhiều tranh thể hiện đồ vật trên tường và cùng trẻ ôn tập cách gọi tên các đồ vật đó hàng ngày.
- Khích lệ trẻ mang máy trợ thính hàng ngày: kiểm tra pin, thường xuyên hỏi con có bị đau tai và vệ sinh sạch sẽ dụng cụ.
- Kiên nhẫn đối với trẻ, không được la mắng hoặc đòi hỏi trẻ phải nhớ tất cả những gì đã dạy ở buổi trước.
Nếu bạn nghi ngờ con của mình gặp các vấn đề liên quan đến thính lực thì hãy đưa bé đến bệnh viện làm kiểm tra càng sớm càng tốt. Việc điều sớm trị sẽ giúp bé phục hồi thính lực nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tình trạng trẻ khiếm tính cũng có thể phòng ngừa nếu bạn biết cách chăm sóc bản thân để có một thai kỳ khỏe mạnh.