Trẻ mọc răng thường khó chịu, quấy phá khiến việc chăm con của bạn càng thêm khó khăn. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách giúp con thoải mái hơn nếu hiểu rõ về quá trình mọc răng của con.
Bé mấy tháng mọc răng?
Hầu hết trẻ sơ sinh mọc chiếc răng đầu tiên vào khoảng 6 tháng tuổi, với các triệu chứng mọc răng trước khi mọc khoảng hai hoặc ba tháng.
Tuy nhiên, một số trẻ sơ sinh mọc chiếc răng đầu tiên sớm nhất là 3 hoặc 4 tháng tuổi, trong khi những trẻ khác không mọc chiếc răng đầu tiên cho đến khoảng hoặc sau sinh nhật đầu tiên của chúng.
Dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng
Chảy nhiều nước dãi
Khi bé mọc răng sẽ kích thích dây thần kinh thứ 5 khiến trẻ chảy nước dãi nhiều hơn thường ngày. Vì chức năng nuốt nước bọt của trẻ chưa hoàn thiện và khoảng miệng còn nông dẫn đến việc nước dãi chảy ra ngoài. Đến khi trẻ lớn và các răng mọc đầy đủ hơn thì hiện tượng này sẽ giảm dần.
Nổi mẩn xung quanh cằm và miệng
Nước dãi chảy nhiều khiến vùng da xung quanh miệng và cằm của bé dễ bị nổi mẩn. Đây là dấu hiệu khá rõ ràng cha mẹ cần kiểm tra kỹ lưỡng để có biện pháp chăm sóc phù hợp.
Trẻ bị sốt nhẹ
Hệ miễn dịch của trẻ thay đổi khi mọc răng nên dẫn đến tình trạng sốt. Khi trẻ sốt nhẹ có thể chườm ấm, cho trẻ bú nhiều, thay quần áo thoáng mát. Khi sốt cao cần đưa trẻ đến trung tâm y tế để kiểm tra.
Hay nhai cắn
Mầm răng nhú lên khiến hàm bị ngứa ngáy, lúc này trẻ sẽ cắn mọi thứ để làm giảm cảm giác này. Cha mẹ nên chuẩn bị đồ gặm nướu để không tổn thương đến cùng lợi cũng như đảm bảo vệ sinh cho trẻ.
Trẻ quấy khóc
Mọc răng khiến bé khó chịu nên sẽ quấy khóc, tuy nhiên tùy thuộc và thể trạng từng bé nên không phải lúc nào dấu hiệu nhận biết này cũng đúng.
Dấu hiệu khác: Các dấu hiệu khác như ho không kèm sốt, ngủ không ngon giấc, hay giật mình,… có thể là biểu hiện khi trẻ lên răng.

Răng sữa mọc theo thứ tự nào?
Mặc dù rất khó để biết chính xác khi nào chúng sẽ đến, nhưng thứ tự mọc răng sữa là điều dễ đoán hơn.
Thông thường nhất, răng sữa mọc ở trung tâm trước và di chuyển ra ngoài theo kiểu sau:
- Răng cửa trung tâm (hai chiếc ở giữa miệng; thường là cặp dưới cùng trước sau là cặp trên).
- Răng cửa bên (vị trí tiếp theo so với giữa).
- Những chiếc răng hàm đầu tiên (những chiếc gần miệng nhất của trẻ).
- Răng nanh (ở hai bên của răng cửa bên).
- Răng hàm thứ hai (ở phía sau).
Cách tốt nhất để làm dịu cơn đau khi trẻ mọc răng
Có nhiều sản phẩm và gel bôi lợi giúp giảm đau cho trẻ mọc răng. Có thể đưa cho bé thứ gì mát để bé cắn cũng là cách làm dịu cơn đau. Bạn có thể thử:
- Chà ngón tay trỏ của bạn hoặc một chiếc thìa mát vào chỗ lợi bị đau của bé, có tác dụng làm tê cơn đau tạm thời.
- Cho bé ngậm vòng ngậm dành cho bé mọc răng. Vòng ngậm làm bằng silicon, chứa đầy chất lỏng ở trong có thể bị vỡ và gây nguy hiểm cho bé.
- Cho bé nhai một loại thức ăn không ngọt như củ quả được để trong ngăn mát tủ lạnh. Dưa chuột hoặc những lát chuối chín được làm mát rất phù hợp cho bé.
- Hoặc bạn có thể thử một cái núm vú cao su và cho bé nhai.

Cha mẹ cần làm gì để giữ cho bộ răng của trẻ luôn khỏe mạnh?
Ngoài chăm sóc cho trẻ khi lên răng thì việc giữ cho chúng khỏe mạnh là điều cha mẹ nên lưu ý. Một số việc bạn có thể làm để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con trẻ đúng cách:
- Sử dụng vải mềm sạch để lau khi trẻ mới mọc răng, khi trẻ lớn hơn thì cho sử dụng loại bàn chải có lông mềm để không gây tổn thương đến nướu và lợi.
- Khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì nên hạn chế đồ ngọt, hạn chế việc uống sữa ban đêm. Nếu trẻ có bú sữa ngoài thì nên lấy bình ra ngay sau trẻ bú xong, nhất là vào ban đêm.
- Khám nha khoa định kỳ để kiểm tra sức khỏe răng miệng cho trẻ, tốt nhất là ngay từ khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên hãy cho trẻ đi khám. Nha sĩ sẽ đưa ra những tư vấn bổ ích trong việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng cho trẻ.
Mọc răng là quá trình phát triển tất yếu của mỗi con người, tuy rằng trong khoảng thời gian này trẻ sẽ khó chịu và việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn. Khi nhận thấy những dấu hiệu con mình lên răng hãy kiểm tra thật kỹ càng và có những phương pháp chăm sóc đúng cách.
Ngoài ra, để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.