Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Tình trạng này ở trẻ em thường phổ biến ở khoảng thời gian từ 6 – 24 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ cần có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật.
Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em
Thường là do tổng hợp từ nhiều yếu tố:
- Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất hay gặp là do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.
- Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…
- Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
- Do điều kiện kinh tế xã hội: Suy dinh dưỡng là một bệnh của nghèo nàn và lạc hậu, có liên quan đến kinh tế, văn hóa, dân trí. Đây là mô hình hệ bệnh tật đặc trưng của các nước đang phát triển.
Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không các bà mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ trên biểu đồ phát triển. Nếu thấy 2-3 tháng liền trẻ không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

Bổ sung các vi chất cho bé
Trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì? Nếu không hấp thụ được chất béo thì cơ thể sẽ thiếu những vitamin này, chính điều này làm cho trẻ suy dinh dưỡng dễ bị thiếu hụt các vitamin nhóm này.
- Vitamin A cần cho sự tăng trưởng, giúp trẻ sáng mắt, tăng cường hệ thống miễn dịch giúp phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng. Khi thiếu vitamin A sẽ gây quáng gà, khô mắt, loét giác mạc gây mù lòa, chậm tăng trưởng, dễ bị các bệnh nhiễm trùng như: viêm hô hấp, tiêu chảy, nhiễm trùng da.
- Vitamin D có tác dụng giúp cơ thể sử dụng tốt canxi và phospho để hình thành và duy trì hệ xương răng vững chắc.
- Vitamin E giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ cơ thể chống lại vi khuẩn cũng như virus. Vitamin E cũng có khả năng giữ cho các mạch máu giãn nở đủ rộng nhằm đảm bảo sự lưu thông máu trong cơ thể. Ngoài ra vitamin E còn có vai trò kết nối các tế bào để khiến chúng cùng nhau thực hiện nhiều chức năng quan trọng.
- Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung vitamin nhóm B. Vitamin nhóm B có nhiều trong gạo lứt, các loại đậu, thịt gà, rau lá xanh thẫm, chuối, sữa, pho mát.
- Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung Vitamin C. Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả để bổ sung vitamin C và các loại khoáng chất cần thiết.
- Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung kẽm. Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm: sò, củ cải, đậu Hà Lan, đậu nành, lòng đỏ trứng gà,…
- Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung Selen, Lysine, Canxi, Sắt.

Cần lưu ý gì về chế độ ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng
Trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì? Với trẻ bị suy dinh dưỡng, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường. Chế độ ăn của trẻ nên được cân đối giữa các nhóm chất:
- Tăng lượng protein: Trong thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng mẹ cần phải tăng lượng protein hơn nhu cầu bình thường để nhanh chóng phục hồi thể trạng.
- Tăng dầu mỡ: Dầu mỡ cung cấp năng lượng cho trẻ gấp đôi chất bột và chất đạm. Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày của trẻ bị suy dinh dưỡng, mẹ nên tăng lượng dầu mỡ.
- Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn: Tăng dần lượng calo/kg từ 90-150 Calo/kg/ngày, và tăng dần lượng protein từ 2g/kg lên 5-7 g/kg/ngày. Mẹ nên dùng các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua… hoặc có thể dùng các protein có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng.
- Tăng bữa ăn: Ngày ăn 5 – 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Nên cho trẻ ăn thêm bữa phụ, ví dụ như sau khi ăn bữa chính nếu trẻ ăn ít hơn nửa chén thì ta cho trẻ uống nửa ly sữa, nửa cốc sữa chua, hoặc nửa quả chuối… Làm như vậy trẻ sẽ đỡ chán ăn.
Đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng, việc bổ sung vitamin A, sắt, kẽm, muối i-ốt, canxi, đa vi chất hiệu quả sẽ giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng. Việc cho trẻ ăn như đúng cách sẽ giúp trẻ cải thiện được chiều cao, cân nặng tốt nhất. Ngoài ra, cần kết hợp với chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ, tập huyện khoa học giúp bé phát triển toàn diện.