Trẻ hiếu động thái quá, hay chạy nhảy, nói nhiều, khó tập trung,… là những dấu hiệu có thể trẻ đang mắc chứng tăng động giảm chú ý.
Bệnh tăng động giảm chú ý là gì?
Chứng bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn phát triển khá phổ biến ở những trẻ từ 3 – 11 tuổi, đặc trưng với sự hiếu động thái quá, hoạt động không ngừng nghỉ nhưng bồng bột trong suy nghĩ và kèm theo cả sự kém tập trung, chú ý. Nếu không sớm được điều trị, chứng bệnh này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới việc học tập, gây nhiều khó khăn trong các mối quan hệ của trẻ và những người xung quanh.
Nguyên nhân khiến trẻ tăng động
Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ tăng động giảm chú ý như:
- Thiếu vi chất: Não bộ thiếu hụt các vi chất gây mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh ở trẻ (chất dẫn truyền thần kinh có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hành vi, cảm xúc).
- Yếu tố sinh học: Do di truyền, do gen, người trong gia đình đã từng mắc.
- Trẻ sinh ra bị thiếu tháng: Trẻ sinh non, vàng da kéo dài hoặc bị các bệnh viêm nhiễm ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
- Gia đình: Trẻ không được uốn nắn, được quan tâm và nhận được sự chăm sóc từ cha mẹ.
- Quá trình mang thai: Người mẹ sử dụng các chất kích thích hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
- Yếu tố xã hội: Môi trường xung quanh ảnh hưởng không nhỏ.
Ngoài ra cho đến hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào chỉ ra rằng trẻ ăn quá nhiều đường, phụ gia thực phẩm, dị ứng thức ăn, thuốc, tiêm chủng sẽ gây bệnh tăng động.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ADHD bao gồm:
- Di truyền: Cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị ADHD hoặc một rối loạn sức khỏe tâm thần khác.
- Tiếp xúc với môi trường độc hại: Tiếp xúc với chì, được tìm thấy chủ yếu trong sơn và đường ống trong các tòa nhà cũ.
- Mẹ có tiền sử sử dụng ma túy, rượu hoặc hút thuốc trong thai kỳ.
- Sinh non.

Dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý
Các triệu chứng giảm chú ý
- Giảm chú ý đến các chi tiết hoặc gây ra những sai sót trong học tập và hoạt động.
- Khó khăn trong việc duy trì sự chú ý trong các bài tập ở trường học hoặc trong khi chơi.
- Có vẻ như không chú ý lắng nghe khi nói trực tiếp.
- Không tuân theo hướng dẫn hoặc hoàn thành bài tập.
- Khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động và làm bài tập.
- Tránh xa, không thích hoặc không muốn tham gia vào các nhiệm vụ đòi hỏi phải duy trì sự nỗ lực tập trung trong một khoảng thời gian dài.
- Thường mất những thứ cần thiết cho các bài tập trên lớp và hoạt động trên trường.
- Dễ bị phân tâm.
- Hay quên các hoạt động hàng ngày.
Tăng động và bốc đồng
Trẻ có các triệu chứng hiếu động và bốc đồng có thể thường xuyên:
- Có biểu hiện lo lắng bằng việc chạm tay hoặc chân vào nhau, hoặc vặn vẹo trên ghế.
- Gặp khó khăn khi ngồi trong lớp học hoặc trong các tình huống khác.
- Thường xuyên di chuyển, chuyển động liên tục.
- Chạy xung quanh hoặc leo trèo trong các tình huống không thích hợp.
- Gặp khó khăn khi chơi hoặc thực hiện một hoạt động cần giữ yên tĩnh.
- Nói quá nhiều.
- Ngắt lời, làm gián đoạn người hỏi.
- Gặp khó khăn khi chờ đến lượt của mình.
- Làm gián đoạn hoặc xâm phạm vào các cuộc trò chuyện, trò chơi hoặc hoạt động của người khác.
Hội chứng tăng động giảm chú ý gây hậu quả gì?
Hội chứng này tuy không đe dọa đến sức khỏe thể chất của trẻ nhưng lại dễ trở thành một chướng ngại liên quan đến hành vi và tâm lý, ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của trẻ. Hậu quả là:
- Trẻ không biết cách giao tiếp, ứng xử với mọi người. Do đó rất khó kết bạn cũng như duy trì sự gắn kết với xã hội.
- Kết quả học tập kém, khó theo kịp chương trình học như bạn bè đồng trang lứa.
- Dễ bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt và xa lánh.
- Vì sự tăng động quá mức nên dễ gặp chấn thương khi đang vui chơi. Không nhận thức được các hành vi gây nguy hiểm.
- Bị rối loạn tâm lý như căng thẳng, tự ti, lo âu, bị cô lập và thậm chí là trầm cảm.

Cha mẹ cần làm gì để con giảm tăng động, tăng tập trung?
Khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu tăng động giảm chú ý hoặc đã đưa trẻ đi thăm khám, được chẩn đoán mắc tăng động giảm chú ý. Gia đình nên lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia đồng thời kết hợp một số phương pháp sau giúp con tăng khả năng tập trung chú ý, giảm tăng động:
- Giáo dục hành vi cho con: Đây là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với trẻ bị tăng động giảm chú ý. Bố mẹ có thể trao đổi với thầy cô giáo để cùng giúp đỡ trẻ cải thiện hành vi cả ở trường và ở nhà. Có thể cho trẻ ngồi bàn đầu tiên nhằm tránh sự phân tâm bởi hoạt động của các bạn phía trên.
- Không bao giờ chê bai hay quát mắng nặng lời với trẻ, đặc biệt là khi có mặt người khác. Trẻ tăng động giảm chú thường có lòng tự trọng rất cao, nên phải luôn nhẹ nhàng với trẻ. Nếu trẻ có hành vi đúng đắn, thì lời khen hợp lý của bố mẹ có thể khiến trẻ tiến bộ rất nhiều.
- Chỉ nên hứa hẹn khi chắc chắn có thể làm được: Trẻ tăng động giảm chú ý rất dễ thất vọng và chán nản, do đó, không nên hứa nếu bố mẹ không chắc chắn về điều đó.
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể, chơi thể thao ngoài trời hoặc tập luyện các môn võ để rèn luyện tính kỷ luật và khả năng tập trung cho trẻ.
- Dùng những lời lẽ đơn giản, cụ thể thay vì nói chung chung.
- Cần tạo cho con các thói quen tốt bằng cách cho con ăn, nhắc con đi ngủ, thức dậy đúng giờ.
Phòng ngừa bệnh trẻ tăng động giảm chú ý
Để giúp giảm nguy cơ mắc trẻ tăng động giảm chú ý cho trẻ:
- Khi mang thai, tránh tất cả các yếu tố có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Ví dụ: không uống rượu, sử dụng chất gây nghiện hoặc hút thuốc lá.
- Bảo vệ con bạn khỏi tiếp xúc với các chất ô nhiễm và độc tố, bao gồm khói thuốc lá và sơn chì.
- Giới hạn thời gian tiếp xúc với màn hình: Mặc dù vẫn chưa được chứng minh, nhưng trẻ em có thể thận trọng để tránh tiếp xúc quá nhiều với TV và trò chơi video trong 5 năm đầu đời.
Chứng tăng động giảm chú ý sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến học tập, hành vi và tính cách trong tương lai của trẻ. Do đó, khi trẻ có những biểu hiện như trên thì cha mẹ nên đưa con tới các chuyên khoa tâm lý, chuyên khoa nhi để được thăm khám và kết luận chính xác.
Leave a reply