Việc trẻ bị tiêu chảy khiến cho cơ thể mất nhiều dinh dưỡng dẫn đến xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như mất nước và suy dinh dưỡng. Để giúp trẻ phục hồi nhanh sau tiêu chảy và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn uống đầy đủ và khoa học.
Tiêu chảy là gì ?
- Tiêu chảy thường hay xảy ra nhất là ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Tiêu chảy là tình trạng khi trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần 1 ngày.
- Tiêu chảy cấp xảy ra đột ngột kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày).
- Tiêu chảy kéo dài là khi bị tiêu chảy trên 2 tuần hoặc nhiều hơn.
Sự nguy hiểm của tiêu chảy
- Trẻ em bị tiêu chảy thường bị suy dinh dưỡng và có thể dẫn tới tử vong. Tiêu chảy cấp, thường chết do cơ thể mất một lượng nước và muối lớn. Một nguyên nhân quan trọng nữa gây ra chết là lỵ.
- Để giúp trẻ phục hồi nhanh sau tiêu chảy và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, ăn càng sớm càng tốt khi chúng muốn ăn.
Nguyên tắc chung trong chế độ dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy
- Trẻ bú mẹ vẫn cho bú bình thường và tăng thêm số lần bú.
- Trẻ không bú mẹ cho ăn sữa công thức cần tăng số lần ăn trong ngày dựa theo nhu cầu của trẻ.
- Đối với trẻ đã ăn bổ sung: Không kiêng khem quá mức. Cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ. Bao gồm tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày (6-8 bữa/ngày). Các món nên chế biến mềm, lỏng, dễ tiêu.
- Khi trẻ đỡ tiêu chảy thì chuyển dần sang chế độ ăn bình thường.
- Bù nước cho trẻ để phòng tránh mất nước.

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?
Nếu bé bị tiêu chảy, bạn hãy chia nhỏ bữa ăn để hệ tiêu hóa của bé có thể làm việc từ từ và không quá sức. Ruột non và hệ thống tiêu hóa của bé lúc này còn rất yếu. Bên cạnh khuyến khích con bổ sung thêm nước thì dưới đây là một số thực phẩm mà trẻ bị tiêu chảy có thể ăn gồm:
Quả ổi
Quả ổi có chứa một lượng tanin nhất định giúp hạn chế tình trạng đi ngoài của trẻ. Ngoài ra, trái ổi còn bổ sung lượng vitamin C dồi dào và chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch.
Bánh mỳ nướng bơ
Bơ sẽ tạo ra hương vị cực thơm ngon, kích thích sự thèm ăn của trẻ. Cha mẹ có thể dùng bơ ít béo để nướng bánh mì cho trẻ ăn, vừa tốt cho sức khỏe vừa hỗ trợ tiêu hóa của trẻ. Lượng chất xơ trong bánh mì không quá nhiều, cần thiết với những trẻ bị tiêu chảy.
Sữa chua
Chế phẩm từ sữa này chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Nên khi trẻ bị tiêu chảy thì đây là thực phẩm hàng đầu mà cha mẹ nên cho trẻ ăn thường xuyên. Tùy vào độ tuổi mà cho trẻ ăn lượng ăn phù hợp.
Khi bé bị tiêu chảy nên ăn gì? Cho con ăn súp hoặc cháo gà
Cho trẻ bị tiêu chảy ăn súp hoặc cháo sẽ giúp con vừa bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết mà lại giúp bé bổ sung thêm chất lỏng, phù hợp với thể trạng hiện tại của con yêu.
Trẻ bị tiêu chảy không nên ăn gì?
Thực phẩm chiên xào rán
Do dầu chất béo khi chiên rán khó tiêu hơn và có thể làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy.
Thực phẩm có đường và chất ngọt nhân tạo
Các loại đường đi vào đại tràng có thể làm gián đoạn các vi khuẩn đã nhạy cảm ở đó, làm tăng thẩm thấu nước gây tiêu chảy thêm.
Trẻ bị tiêu chảy cũng nên tránh chất làm ngọt nhân tạo. Vì một số có thể có tác dụng nhuận tràng. Bánh kẹo, mứt, siro, nước ngọt… không nên dùng trong thời gian trẻ bị tiêu chảy.
Tránh quá nhiều chất xơ
Thông thường, chất xơ giúp giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động, tránh táo bón. Nhưng khi cơ thể đang cố gắng để phục hồi từ tiêu chảy, nên hạn chế chất xơ trong khẩu phần của bé.
Không uống đồ uống có ga
Không cho trẻ uống đồ uống có ga hay nước giải khát công nghiệp. Vì chúng sẽ khiến trẻ bị đầy hơi khó chịu, dễ bị no bụng nên ăn uống kém hơn.
Thực phẩm tái sống
Tuyệt đối không cho bé bị tiêu chảy ăn rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… Không cho trẻ uống nước lã vì chúng có thể mang mầm bệnh gây tiêu chảy kéo dài thêm.

Phòng ngừa tiêu chảy
- Cần thực hiện việc ăn chín, uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Sử dụng nguồn nước sạch.
- Xử lý phân-nước-rác hợp vệ sinh.
- Cảnh giác với thức ăn đường phố.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà bông với nước sạch, nhất là trước khi ăn; trước khi chăm sóc bé, cho bé ăn; sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh.
Trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, nếu thấy trẻ có những biểu hiện như sốt cao, cảm thấy đau bụng, đau khi sờ nắn bụng hay đau bụng dữ dội; phân có nhầy, máu thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Chế phẩm từ sữa này chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Nên khi trẻ bị tiêu chảy thì đây là thực phẩm hàng đầu mà cha mẹ nên cho trẻ ăn thường xuyên. Tùy vào độ tuổi mà cho trẻ ăn lượng ăn phù hợp.