Trẻ sơ sinh có làn da rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Vì vậy, tình trạng hăm da xảy ra rất thường xuyên khiến bé khó chịu. Hiểu được nỗi lo lắng của bố mẹ cho sức khỏe của bé. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục hiệu quả tình trạng hăm tã ở trẻ mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị hăm da
Hăm da (hăm hậu môn, hăm háng, hăm nách, hăm cổ) là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm da của bé. Thông thường chúng xảy ra ở những nơi có nếp gấp như cổ, nách, các kẽ tay, kẽ chân, bẹn, hậu môn… Một số nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị hăm có thể kể đến là:
- Do thời tiết nóng bức, khiến da bé bị dị ứng.
- Da trẻ bị nhiễm khuẩn.
- Để trẻ mặc tã ướt hoặc bẩn quá lâu.
- Trẻ bị dị ứng với loại tã đang sử dụng.
- Chưa vệ sinh, tắm rửa cho bé đúng cách.
- Trẻ bị hăm tã.

Các cách trị hăm tã tại nhà cho bé
Dầu cây trà
Dầu cây trà được sử dụng rộng rãi để điều trị các vấn đề về da do đặc tính khử trùng của nó. Đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm của dầu cây trà khiến nó trở thành một trong những loại tinh dầu tốt nhất để điều trị phát ban tã.
Giấm táo
Axit axetic có trong giấm táo là một chất khử trùng tự nhiên tuyệt vời. Các đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng vi-rút của giấm táo có thể chống phát ban tã khá hiệu quả.
Chữa hăm bằng lá khế
Một trong những cách trị hăm tã tại nhà hiệu quả đó là bằng lá khế. Chỉ cần lấy nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Bạn lấy mảnh vải sạch, mềm, giặt trong chậu nước lá Khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé.
Chữa hăm bằng lá mã đề
Cây mã đề chữa hăm cho bé rất tốt mà việc thực hiện vô cùng đơn giản. dùng một ít lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo rồi vò nát sau đó thoa nhẹ nước lên da bé, nước cây mã đề có tác dụng làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da do hăm tã gây ra.
Chữa hăm cho bé bằng búp ổi non
Theo nghiên cứu thì tất cả các bộ phận của cây ổi đều có tác dụng cầm đi lỏng, săn se niêm mạc và kháng khuẩn… Ngoài việc búp ổi thường được dùng để trị tiêu chảy cho cả người lớn và trẻ nhỏ thì nó còn được áp dụng để trị hăm tã cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả.
Chữa hăm bằng dầu ô-liu
Nhờ khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa hiệu quả, dầu ô liu được sử dụng trong việc trị nứt gót chân, chàm sữa, viêm da, hăm tã ở trẻ. Đặc biệt, dầu ô liu còn có tác dụng giảm ngứa, làm dịu da nên mang lại sự thoải mái, an toàn khi sử dụng.

Cách kiểm soát hăm tã ở trẻ
Các biện pháp hạn chế hăm tã cho bé mẹ có thể áp dụng bao gồm:
- Luôn chú ý vệ sinh vùng bị viêm da tã lót thật sạch sẽ và khô ráo.
- Trẻ sơ sinh bị hăm tã nặng tạm thời ngưng quấn tã hoặc nếu dùng thì chọn loại tã lót thấm hút tốt, ít có chất tạo mùi và thay tã thường xuyên cho bé.
- Dùng nước ấm, khăn mềm để vệ sinh cho trẻ, nhất là sau khi bé tiểu tiện, đại tiện.
- Cần rửa tay sạch trước và sau khi thay tã cho trẻ.
- Hạn chế mặc tã đến mức tối đa.
- Sử dụng tã thấm hút tốt, bề mặt thoáng khí.
- Nếu sử dụng tã, thay tã 3 – 4 giờ/ lần.
- Lau thoáng vùng hậu môn bé trước khi thay tã hoặc ngay khi phát hiện bé đi vệ sinh.
- Chú ý lau mồ hôi, đừng để mồ hôi đọng ở các nếp da sẽ gây hăm lở kẽ da.
- Trẻ trên 2 tuổi, nên bỏ tã, tập cho trẻ đi tiêu tiểu, chỉ mặc tả lúc ngủ.
- Bạn có thể sử dụng tấm lót nilon thay thế tã cho bé trong trường hợp bé đang hăm tã.
Hăm tã không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng để lâu có thể gây nhiều hậu quả khôn lường, đặc biệt với bé gái. Vậy nên, cha mẹ không nên chủ quan khi con gái mình có dấu hiệu hăm da ngay từ giai đoạn đầu. Trị hăm cho bé nếu được thực hiện kịp thời, đúng cách, trẻ sẽ khỏi bệnh hoàn toàn và không còn để lại biến chứng nguy hiểm về sau. Chúc các bé luôn khỏe mạnh phát triển xinh đẹp toàn diện mỗi ngày.
Leave a reply