Máu bầm là một triệu chứng nhiễm trùng da do những tổn thương tác động lên da, tuy nó không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau nhức. Vậy làm thế nào để tan máu bầm nhanh chóng nhất?
Tụ máu dưới da là gì?
Thành mao mạch bị tổn thương sẽ làm máu chảy vào các mô xung quanh, từ đó dẫn đến tình trạng tụ máu bầm dưới da. Khác với xuất huyết là chảy máu liên tục, máu tụ dưới da thường đông lại một phần và tạo thành vết máu bầm.
Nguyên nhân gây tụ máu dưới da
Tụ máu dưới da là kết quả của một chấn thương vật lý, có thể xảy ra do va chạm đơn thuần, ngã xe đến tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay do chơi thể thao. Ngoài những nguyên nhân đó, một số yếu tố bệnh lý khác cũng có thể dẫn đến tình trạng này như:
- Chế độ ăn uống không đảm bảo, thiếu chất dinh dưỡng.
- Sử dụng một số loại thuốc gây tác động đến máu.
- Sự mất cân bằng nội tiết tố.
- Người mắc bệnh đái tháo đường.
- Tác dụng phụ của thuốc chống đông máu.
Một số bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh tự miễn như:
- Nhiễm trùng Finger.
- Viêm cột sống dính khớp.
- Bệnh nấm móng.
Hội chứng khoang là một biến chứng hiếm gặp của chảy máu và tụ máu do chấn thương.

Dấu hiệu nhận biết tụ máu dưới da
Tụ máu dưới da gây kích ứng và viêm. Các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí và kích thước của tụ máu hoặc sưng và viêm liên quan, gây ảnh hưởng đến các cấu trúc lân cận.
Các triệu chứng thường gặp của viêm từ tụ máu bao gồm:
- Đỏ.
- Đau.
- Đau nhức.
- Ấm.
- Sưng.
Tụ máu dưới da có nguy hiểm không?
Phần lớn trường hợp tụ máu dưới da nhẹ, có thể tự tan ra và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây vẫn là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chịu tổn thương và cần được can thiệp, chăm sóc đúng cách.
Tụ máu dưới da nguy hiểm hay không đôi khi còn phụ thuộc vào vị trí tổn thương. Với những khối máu tụ lớn có thể gây nguy hiểm do gây áp lực lên các mạch máu, cản trở lưu thông máu trong cơ thể. Những khối tụ máu ở đầu, cần phải đến bệnh viện thăm khám ngay.
Những trường hợp này, người bệnh cần nhanh chóng tìm biện pháp giúp tan máu tụ, nhằm giảm thiểu sưng nề, đau đớn, giúp bảo đảm sức khỏe toàn trạng.
Điều trị tại nhà
Bạn cũng có thể thực hiện một số cách điều trị đơn giản tại nhà như sau:
Nếu xuất huyết trên da là do chấn thương, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để giảm đau và giúp tan các vết bầm tím, xuất huyết:
- Nâng cao chân bị thương.
- Chườm đá ở khu vực bị thương trong 10 phút mỗi lần.
- Nếu các triệu chứng của bạn không được cải thiện trong vòng 7 đến 10 ngày thì nên đi khám sớm, đặc biệt cần đi khám khi triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
Trong hầu hết các trường hợp, chuyển động và tập thể dục của cơ bị ảnh hưởng là cách tốt nhất để đưa khối máu trở lại mạch máu.
Một chẩn đoán sai của tụ máu ở đốt sống đôi khi có thể xảy ra; điều này được gọi chính xác là u máu (tích tụ tế bào) hoặc khối u lành tính.

Cách làm tan máu bầm
Chườm đá lạnh làm tan máu bầm lâu ngày
Đá lạnh có khả năng ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh và các tế bào cơ nhanh chóng. Không chỉ giúp bạn có cảm giác thoải mái, dễ chịu, giảm cảm giác đau nhức mà nó còn kích thích các mạch máu bị tổn thương co bóp lại, giảm nguy sự sưng phồng, làm mờ đi vết máu bầm.
Nghệ làm mờ vết máu bầm hiệu quả
Sử dụng nghệ không chỉ làm lành vết thương nhanh chóng, không để lại sẹo mà nó còn giúp làm tan máu đông tụ, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, giảm đau, Khi gặp phải vết máu bầm bạn hãy dùng nghệ để giải quyết vấn đề mà không lo để lại sẹo.
Hãy lấy một củ nghệ tươi giã nát, pha thêm một chút phèn chua để tăng thêm tác dụng nhanh chóng loại bỏ vết bầm tím. Sau đó bạn đem đắp lên vết bầm, hãy thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
Trứng gà
Một trong những cách phổ biến nhất hiện nay để làm tan vết máu bầm tích tụ dưới da khi bị va đập mạnh đó chính là sử dụng trứng gà. Bởi trên bề mặt của quả trứng gà có những lỗ nhỏ li ti dẫn từ lòng trắng đến lòng đỏ, khi bạn lăn lên vết bầm sẽ tạo ra áp suất hút máu bầm theo lòng trứng.
Bổ sung vitamin C
Bổ sung vitamin C cần thiết từ bên trong để vết bầm mau chóng tan biến hơn nhé. Bởi theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những người thiếu vitamin C thì thường dễ bị bầm và vết máu bầm cũng lâu lành hơn.
Vì thế bị bạn bị bầm ở đầu gối, chân, tay, mắt… hay bất kỳ một vị trí nào trên cơ thể thì hãy bổ sung vitamin C. Bằng cách ăn uống nhiều các thực phẩm chứa nhiều vitamin C trong rau, củ, quả tươi hoặc từ viêm uống vitamin C tổng hợp.
Phần lớn các khối tụ máu thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên cũng có các khối tụ máu ám chỉ các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy nên, khi phát hiện các vết bầm bạn cần đến ngay sở y tế uy tín để được thăm khám và chuẩn đoán tình trạng sức khỏe, đưa ra phương án điều trị phù hợp. Song, bạn phải ăn uống đủ dinh dưỡng để hỗ trợ việc điều trị nhanh hơn.