Hoại tử tủy răng là một trong những giai đoạn của bệnh viêm tủy răng, một bệnh lý thường gặp ở những người bị sâu răng trong thời gian dài mà không có biện pháp can thiệp kịp thời.
Tủy răng bị hoại tử là gì?
Tủy răng bị hoại tử là một trong những vấn đề mà nhiều người hiện nay đang gặp phải. Đây được xem là tình trạng nặng khi viêm tủy răng bắt đầu phát sinh các biến chứng bất thường. Tủy răng bị tổn thương lúc này không còn khả năng phục hồi như ở giai đoạn trước đây.
Tuy nhiên do tủy răng chứa hệ thống dây thần kinh và mạch máu nên khi bị hoại tử, chết tủy có thể gây ảnh hưởng đến răng, làm mất cảm giác và gây ra nhiều hệ lụy khác. Theo đó, tình trạng hoại tử được đánh giá là khá nguy hại, nhất là đối với việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, kéo theo vấn đề sức khỏe liên quan.
Nguyên nhân gây tủy răng hoại tử
Nguyên nhân gây viêm tủy răng hoại tử là do:
- Hệ thống cung cấp máu cho răng bị gián đoạn do chấn thương nặng đột ngột.
- Tủy răng bị viêm đến giai đoạn viêm tủy không hồi phục mà không được chữa trị triệt để.
Ngoài ra, các yếu tố làm tăng nguy cơ hoại tử tủy răng khi bị viêm tủy răng có thể kể đến như:
- Lười vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
- Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều đồ ăn thức uống chứa nhiều đường.
- Ăn thức ăn đồ uống quá lạnh hoặc quá nóng hoặc kết hợp hai loại này vào trong bữa ăn.
Triệu chứng của bệnh
Các triệu chứng khi bị tủy răng hoại tử là:
- Đau rõ ràng.
- Các cơn đau đều đã trải qua thời gian ê buốt.
- Khi bị hoại tử tủy răng, các tổ chức cứng bắt đầu bị tổn thương, vùng viêm sẽ lan rộng tới chân răng.

Biến chứng của bệnh
- Nhiễm trùng.
- Sốt.
- Sưng hàm.
Viêm mạch máu và hoại tử sau đó có thể gây ra các tình trạng sau:
- Viêm mô tế bào.
- Áp xe bao gồm cả áp xe trong não.
- Viêm xoang.
- Viêm nha chu.
- Mất xương.
Cách điều trị tủy răng hoại tử
Các lựa chọn điều trị cho hoại tử tủy có thể khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này:
- Mở tủy, lấy tủy hoại tử.
- Xác định chiều dài làm việc, làm sạch, tạo hình ống tủy.
- Băng thuốc trong ống tủy.
- Trám ông tủy – XQ kiểm tra.
- Trám phục hồi thân răng.

Cách chăm sóc bệnh nhân
- Chế độ ăn uống cho người vừa điều trị tủy: Đảm bảo lỏng, nguội, mềm và nên ưu tiên ăn ở bên không điều trị.
- Chế độ vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn, nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn các mảng thức ăn vùng kẽ răng, đồng thời súc miệng nhẹ nhàng để tránh tác động tới cùng răng vừa điều trị.
- Chế độ nghỉ ngơi và vận động phù hợp để phục hồi tốt hơn.
Cách phòng ngừa tủy răng hoại tử
- Ăn nhai sau khi điều trị 30 phút.
- Những ngày đầu nên ăn nhai nhẹ nhàng và đều đặn để răng làm quen lại.
- Cảm giác ăn nhai nhẹ nhàng, không đau không vướng cộm là đạt.
- Đau nhẹ tạm thời hay vài ngày ở vùng răng và khớp thái dương hàm sau điều trị không phải là điều quá lo lắng.
- Khi việc điều trị nội nha hoàn tất, cần tái khám phục hình sứ hoặc lắp chốt trám kết thúc để tránh và giảm nguy co nứt vỡ răng. Vệ sinh răng miệng, chải sạch răng sau khi ăn.
- Tránh ăn đồ quá cứng với miếng trám lớn.
- Kiểm tra răng định kì 6 tháng/lần.
Răng chết tủy để lại nhiều hậu quả nguy hiểm đến răng miệng và sức khỏe của bệnh nhân. Bạn cần kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ để phát hiện kịp thời khi tủy răng vừa bị tổn thương, lúc này tủy vẫn có khả năng phục hồi. Đừng đợi đến khi răng đã chết tủy thì chỉ có cách loại bỏ.