Tình trạng vô sinh càng ngày xuất hiện nhiều hơn trong cuộc sống hiện nay. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này đó là do người phụ nữ bị ứ dịch vòi trứng.
Ứ dịch vòi trứng là bệnh gì?
Ứ dịch vòi trứng là tình trạng vòi trứng bị tắc nghẽn bởi dịch. Đây là một dạng của tắc ống dẫn trứng.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến vòi trứng bị tắc nghẽn, chẳng hạn như từng bị viêm vùng chậu hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, lạc nội mạc tử cung hoặc phẫu thuật.
Hầu hết trường hợp, tình trạng ứ dịch này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Nguyên nhân gây bệnh
Một số nguyên nhân gây ứ dịch vòi trứng thường gặp ở phụ nữ:
- Bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm dính vòi trứng, viêm cổ tử cung,… trong thời gian dài hoặc không có phương pháp điều trị đúng cách.
- Quan hệ tình dục không lành mạnh dẫn đến lây nhiễm các bệnh tình dục khiến bộ phận sinh dục nữ giới bị viêm nhiễm các loại vi khuẩn.
- Vùng kín không được vệ sinh sạch và đúng cách trong thời gian kinh nguyệt dễ gây tình trạng ứ dịch vòi trứng.
- Ứ dịch trong các trường hợp sau phẫu thuật.
- Lạc nội mạc tử cung.

Dấu hiệu nhận biết ứ dịch vòi trứng
Bệnh ứ dịch vòi trứng rất khó phát hiện và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác nên các chị em thường chủ quan. Vì vậy, để phát hiện chính xác bản thân có mắc ứ dịch vòi trứng hay không, người bệnh cần được siêu âm kiểm tra.
- Đau bụng vùng dưới hoặc đau khắp ổ bụng, có thể có tiết dịch âm đạo.
- Đau bụng âm ỉ, hoặc dữ dội ở vùng bụng dưới, đôi khi đau cả ổ bụng. tình trạng đau nặng thêm khi gần kỳ kinh nguyệt.
- Kinh nguyệt ra quá nhiều.
- Khó khăn trong việc có thai.
- Tiết dịch âm đạo bất thường màu vàng hoặc có mùi.
- Thường xuyên chán ăn, mệt mỏi, chóng mặt, sức khỏe yếu, dễ kiệt sức, sốt,…
- Một số biểu hiện khác như rối loạn tiêu hóa, dịch âm đạo ra nhiều, hay đau sau quan hệ…
Ứ dịch vòi trứng có nguy hiểm không?
Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó cũng sẽ gây nên một số biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh như sau:
- Vô sinh, hiếm muộn.
- Làm tổn thương nội mạc tử cung.
- Ảnh hướng trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày.
- Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng…
Điều trị ứ dịch vòi trứng
Về cơ bản, việc điều trị sẽ tùy vào từng trường hợp riêng biệt. Hiện nay, có một số phương pháp chính điều trị chứng bệnh này. Cụ thể là:
- Uống thuốc: Nếu ứ dịch vòi trứng do viêm vùng chậu thì các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng cách cho bệnh nhân uống thuốc kháng sinh.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng là phương pháp các bác sĩ tiến hành cắt toàn bộ vòi trứng. Phương pháp này có thể gây tổn thương đến buồng trứng và ảnh hưởng khả năng sinh sản. Vì vậy, nếu chưa cần sử dụng đến phẫu thuật thì các bác sĩ sẽ hướng bệnh nhân sang phương pháp khác an toàn hơn.
- Chích xơ: Phương pháp này giúp hút bớt dịch ứ đọng trong buồng trứng kết hợp với tiêm thuốc để ngăn dịch tích trở lại. Tuy cách này an toàn hơn nhưng không ngăn được rủi ro bệnh tái phát trở lại.
- Mổ nội soi: Việc mổ nội soi để thông tắc hoặc gỡ dính vòi trứng, ống dẫn trứng sẽ được các bác sĩ chỉ định tùy từng trường hợp.

Phòng ngừa ứ dịch vòi trứng
- Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, đúng cách hàng ngày đặc biệt là các ngày trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Thực hiện các biện pháp an toàn trong quan hệ tình dục.
- Chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều chất xơ và bổ sung đầy đủ các loại vitamin cần thiết để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Sinh hoạt lành mạnh, không thức khuya, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát bao gồm các bệnh phụ khoa hoặc sức khỏe sinh sản định kỳ 6 tháng/ lần hoặc ít nhất 1 năm/ lần.
- Không sử dụng các hoá chất hoặc dung dịch khi chưa được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Không tự ý thụt rửa âm đạo hoặc tác động lực vào bên trong gây tổn thương sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm và gây ra bệnh ứ dịch vòi trứng.
- Nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn để giảm thiểu nguy cơ mang thai ngoài ý muốn, giảm thiểu việc nạo hút thai.
Ứ dịch vòi trứng là căn bệnh phụ khoa khá nguy hiểm nếu bạn không phát hiện và điều trị từ sớm. Tốt nhất, mọi người hãy theo dõi sát các triệu chứng bất thường và đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đó là cách tốt nhất giúp bạn ngăn ngừa những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và giữ thái độ lạc quan.