U nang buồng trứng là một khối chứa dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu phát triển bất thường trên hoặc bên trong buồng trứng. Khối u này có thể là các mô mới khác thường hay là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng.
U nang buồng trứng là bệnh gì?
U nang buồng trứng là một dạng u lành hình thành và phát triển trong buồng trứng của phụ nữ bắt đầu từ tuổi dậy thì. Khối u dạng nước, chứa dịch bên trong, bên ngoài có vỏ bọc (gọi là vỏ nang). Bệnh đa phần là lành tính nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến sức khỏe. Đặc biệt là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Phân loại bệnh
- U nang cơ năng: Đây là những nang nước có vỏ mỏng, thường gặp đối với phụ nữ trong độ tuổi có kinh nguyệt. Chúng hình thành do rối loạn chức năng buồng trứng.
- U nang thực thể: Có 3 dạng chính. U nang nước có chứa dịch, vỏ mỏng, lành tính. U nang nhầy thường là loại u có nhiều thùy nên có thể phát triển rất to, bên trong lớp vỏ là dịch nhầy. U nang bì thường có cấu trúc và thành phần phức tạp hơn. U nang buồng trứng có phải mổ không còn tùy thuộc người bệnh đang mang loại u gì và mức độ ra sao.
Nguyên nhân gây bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng các bác sĩ phụ khoa đưa ra 5 nguyên nhân cơ bản:
- Nếu người phụ nữ đã từng bị sẩy thai thì rất dễ mắc bệnh này.
- Do có kinh sớm hơn bình thường. Đây cũng là tiền đề dẫn đến u nang phát triển.
- Do nội tiết bị phá hủy.
- Chức năng của tuyến giáp bị giảm là nguyên nhân thứ 4 khiến u nang ở buồng trứng phát triển.
- Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến bệnh lý này có thể đi kèm với sự phá hủy các nang trứng đã chín.

Dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng
U nang buồng trứng đa số xuất hiện và diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng, hầu hết các trường hợp được phát hiện khi khám phụ khoa định kỳ hay khi siêu âm kiểm tra sức khỏe. Các triệu chứng sau có thể có khi u đã lớn:
- Đau ở vùng chậu, vùng thắt lưng : Đây là triệu chứng phổ biến nhất, người bệnh gặp những cơn đau âm ỉ quanh vùng bụng dưới, vùng thắt lưng do các khối u chèn ép các cơ quan hoặc dây thần kinh chạy dọc ở vùng sau xương chậu.
- Gây cảm giác khó chịu do khối u to chèn ép các cơ quan lân cận gây tiểu khó, táo bón…
- Bụng chướng.
- Đau khi quan hệ tình dục: Khi giao hợp, nếu cảm thấy đau ở một bên so với bên còn lại, có thể đây là triệu chứng của u buồng trứng. Một số trường hợp khối u phát triển lớn dần, nằm ngay vị trí gần cổ tử cung gây đau khi quan hệ tình dục.
- Kinh nguyệt thất thường: Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới là một trong những dấu hiệu liên quan đến bệnh lý phụ khoa, trong đó có u buồng trứng buồng trứng.
- Các trường hợp u to nhanh, bụng chướng to kèm sụt cân, chán ăn, mệt mỏi là các dấu hiệu gợi ý ác tính cần đi khám ngay.
Biến chứng khi mắc bệnh
Đa phần u nang buồng trứng là lành tính. Tuy nhiên, có những trường hợp là u ác tính. Do vậy, u nang buồng trứng có phải mổ không là điều mà bất cứ ai cũng cần quan tâm. Loại u này có thể gây ra những biến chứng sau:
- Xoắn cuống nang hoặc xoắn buồng trứng.
- Nhiễm khuẩn u nang: Nhiều trường hợp u nang bị vỡ khiến cho bệnh nhân rơi vào tình trạng nghiêm trọng. Hoặc gây nhiễm khuẩn u nang do xoắn và làm chúng to nhanh, dính vào các bộ phận bên cạnh.
- Chèn ép các cơ quan lân cận: Khi u nang phát triển to sẽ chèn ép trực tràng, bàng quang, niệu quản, gây rối loạn đại tiểu tiện. Do vậy, u nang buồng trứng có phải mổ không là điều mà các bệnh nhân cần phải cân nhắc.
- Gây vô sinh, hiếm muộn.
- Có thể gây ung thư: Các u nang có thành, có vách, có nhú ở trong lòng thường phải nghĩ đến u ác tính.
Chuẩn đoán và điều trị u nang buồng trứng
Chuẩn đoán
Các phương pháp chuẩn đoán u nang buồng trứng:
- Siêu âm: Phương pháp giúp hiện thị buồng trứng và các bộ phận khác trong bộ phận sinh dục nữ giới, cho phép xác định cụ thể vị trí, kích thước, hình dáng, tính chất dịch trong khối u.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu đo lượng chất Alfa Tore Protein để chuẩn đoán u nang buồng trứng lành tính hay ác tính.
- Chụp CT scan hoặc MRI: Hộ trỡ chuẩn đoán chính xác sự lan rộng hay di căn của khối u.
Điều trị bệnh
- Đối với u nang buồng trứng cơ năng: Không cần điều trị, chỉ cần theo dõi từ 3-6 vòng kinh, nếu u nang BT cơ năng thì tự mất đi.
- Đối với u nang buồng trứng thực thể : Cần phẫu thuật loại bỏ khối u càng sớm càng tốt để tránh dẫn đến biến chứng và ung thư hóa.

Phong ngừa u nang buồng trứng
Để giảm nguy cơ u nang buồng trứng bạn nên:
- Sử dụng các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, hạn chế sử dụng thức ăn có chứa nhiều mỡ động vật, chất béo bão hòa, protein, chất kích thích. Thay vào đó, ăn nhiều loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc và các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, hidrocacbon, cellulose,… Đồng thời, uống đủ từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Tăng cường chức năng giải độc của gan.
- Kiểm tra hoạt động của tuyến giáp.
- Sử dụng thuốc ngừa thai, cho con bú trên 6 tháng được ghi nhận có thể giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.
- Làm việc điều độ kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý. Tăng cường thể lực bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
U nang buồng trứng là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ và đa số là các khối u lành tính (ít gây ung thư). Tuy nhiên tỷ lệ u buồng trứng và ung thư buồng trứng không nhiều nhưng đây là loại ung thư có độ ác tính cao và thường không có triệu chứng gì trong giai đoạn sớm, chỉ có thể phát hiện khi khám phụ khoa và siêu âm. Đây là lý do các bác sĩ khuyến cáo chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ 4 – 6 tháng/ lần để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của u nang buồng trứng cũng như các bệnh phụ khoa khác.