U nang nhầy buồng trứng là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và khả năng sinh sản của người mắc.
U nang buồng trứng là bệnh gì?
U nang nhầy buồng trứng là một khối u thường có kích thước lớn, nhiều nhân với chất lỏng bên trong u chứa đầy chất nhầy, xuất hiện tại một trong hai hoặc cả hai bên buồng trứng của người phụ nữ. Đây là một dạng biểu hiện ban đầu của hầu hết các trường hợp mắc phải bệnh ung thư buồng trứng biểu mô. Phần còn lại, trong số các khối u lành tính buồng trứng, u nang nhầy buồng trứng u chỉ chiếm khoảng 10-15% tổng số các trường hợp.
U nang nhầy buồng trứng có những đặc điểm:
- Hình dạng: Là khối u nhỏ, bên ngoài là tổ chức xơ được bao bọc bởi một lớp vỏ. Lớp vỏ này dày hơn u nang nước nhưng vẫn có thể nhìn thấy các mạch máu bên trong.
- Kích thước: Nang có thể từ vài mm dao động đến vài chục cm.
- Cân nặng: Có u nang nhầy nặng vài gam, nhưng có u nang nặng đến vài kilogram.
- Màu sắc: Lớp vỏ ngoài của khối u có màu trắng, dịch bên trong có màu vàng.
Các dấu hiệu gợi ý bệnh u nang nhầy buồng trứng
Khi chưa có biến chứng xảy ra, các khối u nang buồng trứng nói chung thường có triệu chứng nhận biết rất mơ hồ. Đối với u nang nhầy buồng trứng, ở mỗi người phụ nữ lại có những biểu hiện khác nhau, tuy nhiên phần lớn thường xuất hiện những triệu chứng như sau:
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: Tắc kinh, rong kinh, ra huyết trắng có mùi hôi, xuất hiện tình trạng máu vón cục và có màu thâm đen khi hành kinh.
- Đau khi quan hệ.
- Đau bụng: Tần suất ngày càng nhiều và kéo dài khi các u nang nhầy buồng trứng phát triển với kích thước lớn.
- Đau xương chậu kèm theo đau mỏi lưng dưới.
- Khó tiểu, tiểu buốt: Khi kích thước của các u nang nhầy buồng trứng còn nhỏ, dấu hiệu này thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác.
Biến chứng u nang nhầy buồng trứng
U nang bị xoắn
U nhầy buồng trứng rất dễ bị xoắn do cuống u nang dài. Một số biểu hiện cho thấy u nang bị xoắn như: đau bụng, nôn và buồn nôn, toát mồ hôi, đại tiện,…
Khi gặp phải tình trạng này bệnh nhân có thể xảy ra hiện tượng chảy máu. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
Vỡ u nang
Vỡ u nang được cảnh báo là vô cùng nguy hiểm khi bị u nhầy buồng trứng. Khi u nang bị vỡ, dịch nhầy sẽ bám vào ổ bụng và sinh ra những khối u nhỏ khác.
Người bệnh sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng do sức khỏe bị kiệt quệ.
Gây nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử buồng trứng
Đây là một trong những biến chứng rất nguy hiểm. Tình trạng này có thể khiến người bệnh tử vong nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Gây vô sinh hiếm muộn
U nang nhầy buồng trứng gây chèn ép, tác động lên vòi trứng làm tăng nguy cơ gây vô sinh, hiếm muộn ở phụ nữ.
U nang nhầy buồng trứng có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản?
Nỗi lo của việc mắc phải u nang buồng trứng ảnh hưởng đến rất nhiều chị em đang mang bầu. Vậy u nang buồng trứng nhầy ảnh hưởng như thế nào đến chị em đang và sắp mang thai.
Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai
Các u nang nhầy buồng trứng chèn ép vòi trứng, gây cản trở sự di chuyển của tinh trùng đến buồng trứng. Quá trình này khiến quá trình thụ thai ở chị em gặp nhiều khó khăn.
Hơn nữa, các u nang gây rối loạn chu kỳ rụng trứng làm giảm khả năng thụ thai thành công.
Đối với phụ nữ đang mang thai
U nang nhầy phát triển với kích thước lớn tác động không nhỏ đến thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.
Nếu may mắn, thai nhi phát triển bình thường, bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu mổ lấy thai thay vì để thường. Nguyên nhân là do khối u rơi xuống và ngăn chặn đường ra của thai nhi.
Sau sinh
Sản phụ sau sinh còn phát hiện ra u nhầy buồng trứng rất nguy hiểm. Các u nang có nhiều không gian để hoạt động. Do lúc này khoang bụng có nhiều diện tích trống, chúng sẽ tự do di chuyển, xoay vòng hoặc xoắn lại.
Để tránh những biến chứng nguy hiểm về sức khỏe sinh sản. Sản phụ cần được theo dõi chặt chẽ để có phương pháp điều trị kĩ lưỡng.
Phương pháp điều trị u nhầy buồng trứng
Qua quá trình thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng kích thước khối u. Nếu khối u nang nhầy có kích thước nhỏ, người bệnh sẽ được chỉ định nội soi để loại bỏ khối u.
Nếu u đã phát triển với kích thước lớn, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh chọn phương pháp mổ. Mẹ bầu mắc u nhầy buồng trứng khi đang mang thai ở tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 sẽ được chỉ định lấy u. Sau thời gian này, khối u được ở cùng thời điểm thai nhi ra đời.
Người bệnh có thể phải cắt bỏ một bên hoặc cả 2 bên buồng trứng, nếu u nhầy buồng trứng phát triển thành ác tính.
U nhầy buồng trứng vẫn có thể tái phát sau khi điều trị. Do đó, người bệnh cần lên kế hoạch cho việc chăm sóc sức khỏe sau khi điều trị u nang nhầy.
Cách phòng ngừa u nang nhầy buồng trứng
Các biện pháp phòng ngừa bệnh u nang nhầy buồng trứng chị em phụ nữ nên lưu ý:
- Thiết lập đời sống sinh hoạt khoa học và lành mạnh: Làm việc và nghỉ ngơi điều độ, đi ngủ sớm, tránh thức khuya, hạn chế căng thẳng trong cuộc sống…
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn nhiều rau xanh, củ quả,… Đồng thời hạn chế ăn thịt đỏ và tránh sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn.
- Tập thể dục thường xuyên: Mỗi ngày nên dành thời gian nhất định để đi bộ, tập yoga hay tham gia chơi các môn thể thao để nâng cao thể trạng, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh nói chung và u nang nhầy buồng trứng nói riêng.
Tóm lại, các khối u nang nhầy buồng trứng có thể có những đặc điểm mô học riêng biệt nhưng tỷ lệ ác tính là tương đối cao so với các u nang buồng trứng khác. Những khác biệt này định hướng cho cách thức điều trị trên từng đối tượng phụ nữ cụ thể nhưng phẫu thuật triệt căn và toàn bộ phần phụ luôn được khuyến nghị tích cực từ đầu nhằm đem lại tiên lượng khả quan hơn.
Leave a reply