Ù tai bị gây ra bởi nhiều bệnh khác nhau, tuy không gây hại nhiều đến sức khỏe nhưng gây khó chịu trong sinh hoạt. Khi chứng ù tai kéo dài, không được coi thường, cần đến gặp chuyên gia y tế để phát hiện và điều trị kịp thời.
Ù tai là bệnh gì?
Ù tai là hiện tượng xuất hiện những âm thanh như tiếng vù vù, tiếng kêu ở 1 hoặc 2 tai, do đó mà người gặp phải triệu chứng này đôi khi sẽ không nghe được những âm thanh từ bên ngoài. Tình trạng ù tai đa số là những tiếng đơn âm, tuy nhiên cũng có một số trường hợp là tiếng phức âm như tiếng chuông reo, tiếng dế kêu, tiếng sóng biển,…
Chứng ù tai không được xem là một bệnh, đây là một triệu chứng của một tình trạng tiềm ẩn, chẳng hạn như liên quan đến tuổi tác làm mất thính lực lực, hay do chấn thương tai hoặc rối loạn hệ thần kinh tuần hoàn và đây là tình trạng phổ biến trong cuộc sống.
Nguyên nhân ù tai ít phổ biến hơn
Ngoài những nguyên nhân gây nên ù tai phổ biến, còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến trình trạng ù tai, tuy nhiên những nguyên nhân thường ít gặp hơn. Tuy nhiên, nếu chứng ù tai của bạn đến từ những nguyên nhân này, bạn nên thăm khám và chữa trị kịp thời để tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm.
- Ù tai là một trong những dấu hiệu sớm để nhận biết bệnh Meniere.
- Rối loạn TMJ: ù tai có thể xảy ra từ các vấn đề khớp thái dương, khu vực xương hàm dưới sọ hay khớp ở hai bên đầu trước tai gây nên tình trạng ù tai.
- Các chấn thương gây ảnh hưởng đến chức năng nghe, đến dây thần kinh thính giác có thể dẫn đến hiện tượng ù tai, như chấn thương vùng đầu hay chấn thương vùng cổ.
- Sự phát triển của u thần kinh âm thanh sẽ ảnh hưởng đến cơ quan thính giác, có thể gây mất cân bằng trong thính giác, dẫn đến ù tai.
- Chức năng ống Eustachian bị rối loạn, đây là ống nối giữa cổ họng và tai giữa, được mở rộng mọi lúc, nếu chức năng ống này bị rối loạn sẽ gây nên tình trạng ù tai.
Đây là một số nguyên nhân dẫn đến ù tai, những nguyên nhân này rất ít gặp, tuy nhiên nếu gặp phải tình trạng này bạn đi thăm khác để phát hiện bệnh liên quan đến triệu chứng để có thể điều trị và chữa khỏi kịp thời.
Biểu hiện khi bị ù tai
- Người mắc chứng ù tai cảm nhận được trong tai mình có tiếng kêu như gió thổi, tiếng huýt sáo, tiếng ve kêu,…Có thể bị ù tai trái hoặc ù tai phải, cũng có thể bị cả hai tai.
- Chứng ù tai có thể xảy ra liên tục hoặc từng lúc.
- Khi bị ù tai, người bệnh sẽ cảm nhận rõ về đêm hoặc những lúc yên tĩnh.
- Đi kèm theo chứng ù tai là hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
Ù tai gây ảnh hưởng như nào đến sức khỏe
Ù tai không gây nguy hại tới người bệnh, tuy nhiên, nó gây ra cảm giác khó chịu, tâm trạng lo lắng, mất ngủ, suy nhược cơ thể,…
Khi người bệnh bị ù tai có kèm theo các triệu chứng khác như chóng mặt, bệnh lý tai trong, nghe kém, đau đầu hay bệnh lý tai giữa,… nên đến các cơ sở y tế để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Đối với những trường hợp ù tai đi kèm nghe kém đột ngột, phải đi khám ngay, được khám và điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao.
Phương pháp phòng ngừa ù tai
Sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác
Theo thời gian, việc tiếp xúc với âm thanh lớn có thể làm tổn thương các dây thần kinh trong tai, gây giảm thính lực và ù tai. Cố gắng hạn chế tiếp xúc với âm thanh lớn.
Nếu không thể tránh được âm thanh lớn, hãy sử dụng thiết bị bảo vệ tai để giúp bảo vệ thính giác
Giảm âm lượng
Tiếp xúc lâu dài với âm nhạc khuếch đại mà không có thiết bị bảo vệ tai hoặc nghe nhạc với âm lượng quá lớn qua tai nghe có thể gây giảm thính lực và ù tai.
Chăm sóc sức khỏe tim mạch
Tập thể dục thường xuyên, ăn uống đúng cách để giữ cho mạch máukhỏe mạnh có thể giúp ngăn ngừa chứng ù tai liên quan đến béo phì và rối loạn mạch máu.
Hạn chế rượu, caffeine và nicotine
Khi sử dụng quá mức những chất này có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu và gây ra chứng ù tai.
Ù tai gây nhiều bất lợi cho bạn trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày chính vì vậy bạn cần có các biện pháp phòng tránh thích hợp như tăng cường thể dục, thể thao, tránh môi trường ồn ào,… có lối sống lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời, cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh ù tai trái nếu tái đi tái lại sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do vậy, khi ù tai trái không thuyên giảm, bệnh nhân nên tới bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.