Ung thư dạ dày là căn bệnh ít phổ biến hơn ung thư phổi nhưng giai đoạn đầu cũng âm ỉ khó phát hiện, không bộc lộ triệu chứng nên rất khó phát hiện ngay từ đầu. Thông thường, bệnh được chẩn đoán khi các khối u đã di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Ung thư dạ dày là bệnh gì?
Ung thư dạ dày là tình trạng phát triển khối u ác tính trong dạ dày. Bệnh xảy ra khi các tế bào trong dạ dày phát triển quá mức dẫn đến hình thành các khối u. Ung thư dạ dày là bệnh thường gặp và rất dễ di căn đến các bộ phận khác. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tử vong.
Khảo sát dịch tễ học cho thấy ung thư dạ dày liên quan tới việc ăn ít rau cải và trái cây. Ung thư dạ dày ít khi xảy ra dưới 40 tuổi, sau đó thì tăng dần. Tuổi trung bình là 63 và nam nhiều gấp hai so với nữ.
Rất nhiều bệnh nhân lúc được định ra bệnh thì đã di căn. Trong lòng dạ dày thì độ lan lên trên nhiều hơn lan xuống dưới. Môn vị coi như rào chắn một phần nhưng 25% ung thư nằm ở vài cm đầu ở hành tá tràng.
Ung thư dạ dày sớm được định nghĩa là ung thư nằm ở lớp niêm hay dưới niêm, có hoặc không có di căn hạch, tiên lượng tốt (sống 5 năm 90% sau cắt bướu). 40% ung thư nằm ở hang vị, chủ yếu là bờ cong nhỏ, 30% ở thân vị và phình vị, 25% ở tâm vị và 5% thì ở toàn dạ dày.
Vị trí ung thư cũng thay đổi, ngày nay ở đoạn gần dạ dày nhiều hơn 10-20 năm trước. Loét ở bờ cong lớn và tâm vị cần cảnh giác là ung thư.
Nhìn chung, tỷ lệ sống sau 5 năm kể từ lúc được chẩn đoán ung thư dạ dày của người bệnh rơi vào khoảng 31,5%. Tuy nhiên, bạn không phải quá lo lắng vì con số này có thể cải thiện nếu bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, đồng thời người bệnh đáp ứng tốt với liệu trình điều trị.
Giai đoạn phát triển của bệnh
Ung thư dạ dày trải qua 5 giai đoạn chính, gồm:
Giai đoạn 0
- Giai đoạn 0 là ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Giai đoạn này còn gọi là ung thư biểu mô khi các tế bào ung thư nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.
Giai đoạn 1
- Giai đoạn này, các tế bào ung thư đã xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày. Giai đoạn này vẫn chưa có gì nguy hiểm và bệnh chưa lây qua các cơ quan khác.
Giai đoạn 2
- Ở ung thư dạ dày giai đoạn 2, các tế bào ung thư đã xâm lấn qua lớp niêm mạc. Giai đoạn này còn gọi là ung thư dưới cơ.
Giai đoạn 3
- Ở giai đoạn 3 của ung thư dạ dày, các tế bào ung thư đã bắt đầu lan ra hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa.
Giai đoạn 4
- Đây là ung thư dạ dày giai đoạn cuối, khi các tế bào ung thư đã lan ra khắp cơ thể. Khi người bệnh được chẩn đoán giai đoạn này, cơ hội sống sót là rất ít.
Nguyên nhân gây nên ung thư dạ dày
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các chuyên gia đã tìm ra mối liên hệ giữa khả năng bị ung thư dạ dày với việc hút thuốc và chế độ dinh dưỡng nhiều muối.
Họ nhận thấy chất nitrat có trong các thành phần nói trên có thể được vi khuẩn trong dạ dày chuyển hóa thành nitrit, đây là chất gây ung thư dạ dày. Ngoài ra, vi khuẩn Helicobacter pylori (gọi tắt là H.pylori) gây loét dạ dày cũng có thể gây ra bệnh này.
Những ai thường mắc phải bệnh ung thư dạ dày?
Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh này. Tuy nhiên, nam giới trên 40 tuổi có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn nữ giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Nhưng triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày
Giai đoạn đầu có thể không xuất hiện triệu chứng. Khi khối u ở dạ dày phát triển, các dấu hiệu sẽ bắt đầu từ những cơn đau bất thường, ngất đến mất cảm giác ngon miệng.
Những triệu chứng ung thư khác bao gồm:
- Sưng bụng bất thường sau khi ăn
- Khó nuốt
- Ợ nóng
- Sụt cân
- Máu trong phân
- Đầy bụng sau bữa ăn và bị ứ huyết thanh trong khoang bụng.
Nên đến bệnh viện nếu các dấu hiệu bất thường ở dạ dày trên kéo dài và không thuyên giảm. Cơ địa và tình trạng bệnh lý ở mỗi người có thể khác nhau. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh là gì?
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày bao gồm:
- Chế độ ăn nhiều muối và thức ăn chế biến sẵn
- Ăn thức ăn bị nấm mốc
- Gia đình có tiền sử bị ung thư dạ dày
- Nhiễm khuẩn pylori
- Bị viêm dạ dày lâu năm
- Mắc bệnh thiếu máu ác tính
- Hút thuốc
- Có polyp dạ dày (khối u nhỏ, lành tính).
Điều trị bệnh ung thư dạ dày
Những phương pháp dùng để chẩn đoán ung thư dạ dày bao gồm:
- Sinh thiết dạ dày
- Chụp CT dạ dày hoặc chụp X-quang
- Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC) hoặc xét nghiệm phân.
Phương pháp điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc vào mức độ lan rộng của khối u. Cách chữa khỏi ung thư dạ dày triệt để duy nhất hiện nay là phẫu thuật cắt bỏ dạ dày.
Bác sĩ sẽ loại bỏ tế bào ung thư bằng cách cắt đi một phần dạ dày hoặc loại bỏ toàn bộ dạ dày cùng tuyến bạch huyết gần đó. Nếu ở giai đoạn tiền ung thư, bạn có thể được hóa trị hoặc xạ trị. Phương pháp này cũng dùng cho những người không thể thực hiện phẫu thuật.
Tuy nhiên, cách làm này chỉ cải thiện triệu chứng và kéo dài thời gian sống chứ không chữa trị được ung thư.
Cách phòng ngừa ung thư dạ dày
- Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, giàu chất xơ, vitamin và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nhiều muối.
- Không sử dụng thuốc lá, bia rượu và các chất kích thích.
- Tập luyện thể thao thường xuyên.
- Cần thăm khám sớm và điều trị triệt để các bệnh về dạ dày, các khối polyp, khối u lành tính trong dạ dày
- Kiểm tra định kỳ và tầm soát ung thư hệ tiêu hóa sớm nếu gia đình có người bị bệnh lý khối u, ung thư tiêu hóa…