Bệnh ung thư lưỡi là một trong những loại phổ biến nhất của ung thư miệng. Dấu hiệu đáng chú ý nhất là đau lưỡi và các vết loét không lành trên lưỡi.
Ung thư lưỡi là bệnh gì?
Ung thư lưỡi là dạng ung thư xảy ra ở vùng miệng và lưỡi. Căn bệnh này phát triển từ những tế bào vảy trên bề mặt của lưỡi từ đó gây tổn thương và dần gây khối u ở đó. Trong giai đoạn đầu bệnh thường có những triệu chứng không rõ ràng và rất mơ hồ, vì thế mà người bệnh chủ quan để đến khi giai đoạn muộn mới phát hiện.
Nguyên nhân gây ung thư lưỡi
Các tác nhân gây bệnh bao gồm:
- Bệnh thường gặp ở nam giới trên 60 tuổi.
- Hút thuốc lá.
- Sử dụng rượu, bia thường xuyên, nghiện rượu.
- Chế độ ăn nhiều thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn, ít rau xanh và trái cây.
- Nhiễm virus papilloma ở người (HPV).
- Gia đình có người mắc bệnh ung thư lưỡi hoặc ung thư khoang miệng.
- Có tiền sử mắc bệnh ung thư, đặc biệt là một loại ung thư tế bào vảy khác.
Các yếu tố rủi ro khác làm tăng nguy cơ ung thư lưỡi bao gồm:
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
- Ăn trầu, một thói quen khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á.
- Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại như amiăng, axit sunfuric và formaldehyd.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách.
- Có các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, chẳng hạn như răng mọc lởm chởm hoặc lắp răng giả không phù hợp.

Triệu chứng của ung thư lưỡi
Triệu chứng cơ bản của ung thư lưỡi là lưỡi rất đau và các vết loét. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Đau hàm hoặc họng.
- Đau khi nuốt.
- Cảm giác vướng mắc ở họng.
- Lưỡi hoặc hàm bị cứng.
- Nhai hoặc nuốt đồ ăn khó khăn.
- Các mảng đỏ hoặc trắng ở niêm mạc miệng, lưỡi.
- Vết loét lưỡi không lành.
- Mất cảm giác một khu vực trong miệng.
- Chảy máu lưỡi không có lí do.
- Khối bất thường trên lưỡi không tự biến mất.
Cách điều trị ung thư lưỡi
Phẫu thuật
- Giai đoạn sớm: Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị cơ bản nhất cho bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn sớm. Bệnh nhân sẽ được điều trị triệt căn bằng phẫu thuật đơn thuần. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đặc điểm của khối u (vị trí, kích thước, …) để đưa ra chỉ định phù hợp trên từng bệnh nhân.
- Giai đoạn muộn hơn: nếu khả năng phẫu thuật được thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân, đồng thời kết hợp với một hoặc nhiều phương pháp khác như hóa trị, xạ trị.
Xạ trị: Phương pháp này có thể sử dụng đơn thuần trong các trường hợp ung thư lưỡi giai đoạn muộn không còn chỉ định phẫu thuật hoặc xạ trị triệt căn trong trường hợp giai đoạn sớm.
Hóa chất: Có thể dùng đường toàn thân hoặc đường động mạch lưỡi, có thể đơn hóa trị hoặc phối hợp đa hóa trị. Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng đa hóa trị cho kết quả đáp ứng tốt hơn đơn hóa trị.

Cách phòng ngừa ung thư lưỡi
Để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư lưỡi, có thể thay đổi một số hành vi lối sống như:
- Hạn chế sử dụng bia rượu, đặc biệt nên bỏ thói quen hút thuốc lá, nhai trầu.
- Ăn một chế độ ăn uống đa dạng và lành mạnh bao gồm nhiều rau củ quả.
- Khi xuất hiện các vết loét, vết thương hoặc xuất hiện các khối u trên lưỡi không thể tự lành trong vòng 2 tuần thì nên đi khám để được chẩn đoán. Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp các chuyên gia, bác sĩ có phương pháp điều trị lành bệnh sớm nhất.
- Phòng ngừa nhiễm virus HPV.
- Nếu phát hiện các mụn trắng, mụn đỏ trên lưỡi. Đặc biệt là xung quanh lưỡi nếu sau một thời gian các hạt mụn không tự biến mất bạn cũng nên đến gặp chuyên gia, bác sĩ để kiểm tra sớm và ngay lập tức.
- Chăm sóc sức khỏe răng miệng thường xuyên và đúng cách là phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhằm tránh những vết cắt, sưng trên bề mặt lưỡi gây tổn thương lưỡi những nguyên nhân được cho là gây ra bệnh…
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Ung thư lưỡi là một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm, không được phát hiện sớm. Căn bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy nên, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức và cách phòng tránh nó. Việc thay đổi thói quen xấu và vệ sinh răng miệng thường xuyên, duy trì chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và đủ chất giúp quá trình điều trị bệnh tốt hơn.