Ung thư mắt là bệnh ung thư hiếm gặp và ít người biết đến. Đây là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ mắt. Bệnh khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Thông thường khi đến bệnh viện, bệnh nhân đều có triệu chứng khối u rất rõ ràng, chèn ép gây đau nhức, mắt mờ, làm bong võng mạc (màng bao bọc bên trong con mắt), xuất huyết.
Tổng quan về ung thư mắt
Ung thư mắt hay còn được gọi là u hắc tố mắt là một trong những bệnh cực kỳ hiếm gặp ở mắt. Thông thường bệnh nhân phát hiện ra bệnh ở giai đoạn muộn do ít kiến thức và chủ quan.
Dựa trên tính chất bệnh lý, họ chia ung thư mắt thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau, nhưng phổ biến nhất là:
- U hắc bào mắt.
- Ung thư biểu mô tế bào vảy.
- Ung thư hạch.
- Ung thư võng mạc – một loại ung thư bẩm sinh.
Ung thư mắt đôi khi có thể bắt nguồn từ các mô xung quanh nhãn cầu đột biến (ung thư nguyên phát) hoặc do di căn từ những bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như phổi hoặc vú (ung thư thứ phát).
Nguyên nhân gây ung thư mắt
- Sự bất thường của nhiễm sắc thể.
- Chủng tộc: Theo các số liệu thống kê, người da trắng có xu hướng mắc bệnh ung thư mắt cao hơn so với những người Châu Á, Châu Phi.
- Màu sắc của đôi mắt: Các cuộc khảo sát cho thấy, những người có đôi mắt gam màu sáng thường dễ mắc bệnh ung thư mắt hơn so với những người sở hữu đôi mắt có gam màu nâu.
- Làm việc trong môi trường độc hại.
- Tiếp xúc với tia UV của ánh sáng mặt trời.
- Do di truyền.
- Do suy yếu hệ miễn dịch.
Những triệu chứng của bệnh ung thư mắt
Các dấu hiệu ung thư mắt ở từng người bệnh có thể khác nhau dựa vào loại ung thư liên quan. Ở người lớn, các triệu chứng ung thư mắt phổ biến nhất bao gồm:
- Nhìn mờ ở một mắt.
- Có những chấm đen lơ lửng trong tầm nhìn.
- Thay đổi màu mống mắt.
- Xuất hiện một hoặc một vài điểm tối màu trên mống mắt.
- Mắt đỏ hoặc đau.
- Mắt lồi.
- Mất thị lực ngoại biên.
Trong giai đoạn đầu của ung thư mắt, các triệu chứng có thể ít xuất hiện. Trên thực tế, bác sĩ nhãn khoa thường là người đầu tiên nhận thấy những bất thường khi bạn đi khám mắt định kỳ.
Phương pháp chẩn đoán
Kiểm tra sàng lọc chuyên khoa: Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quan xung quanh mắt, giác mạc và đồng tử mắt. Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường hoặc khối u trong mắt, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm sàng lọc khác.
Các phương pháp chuẩn đoán bao gồm:
- Siêu âm.
- Sinh thiết kim.
- Xét nghiệm di căn và nguy cơ di căn.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT hoặc CAT).
- Chụp cộng hưởng từ (MRI).
Những giai đoạn của bệnh
- Giai đoạn 0: Các tế bào phân chia không kiểm soát và khối u bắt đầu hình thành trong mắt.
- Giai đoạn I: Kích thước của khối u rất nhỏ khoảng 1-2mm đến 1/2mm. Ở đây, u ác tính mắt nhỏ, các tế bào ung thư không lây lan xung quanh các mô gần đó.
- Giai đoạn II: Trong giai đoạn này, một số triệu chứng của ung thư mắt bắt đầu xuất hiện như mất thị lực nhẹ và nhìn thấy ánh chớp của ánh sáng hoặc các đốm hoặc đường được gọi là floaters. Kích thước của khối u là từ 5 đến 8mm và bán kính tối đa 10mm.
- Giai đoạn III: Trong giai đoạn này, các triệu chứng giống như những triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn thứ hai nhưng nghiêm trọng hơn. Khi đó, kích cỡ của khối u có trong mắt có chiều rộng hơn 8mm và dày 10mm. Ở đây, các tế bào ung thư có thể đã lan ra các mô xung quanh nhưng chúng không lan tới các hạch bạch huyết gần nhất.
- Giai đoạn IV: Đây là giai đoạn cuối của bệnh ung thư, các triệu chứng ung thư như khó chịu, giảm ăn và giảm cân. Ở đây, các tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết. Các bệnh nhân ở giai đoạn thứ tư có tỷ lệ sống sót của ung thư mắt là 15%.
Các giai đoạn ung thư ở mắt giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra quyết định điều trị. Mỗi bệnh ung thư có thể được điều trị nếu nó được phát hiện sớm. Do đó, có rất nhiều lời khuyên nhấn mạnh vào phát hiện sớm và điều trị ung thư.
Điều trị bệnh ung thư mắt
Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, ung thư mắt có thể chữa được. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể:
Phẫu thuật điều trị
- Phẫu thuật là phương pháp thường được sử dụng trong điều trị ung thư mắt. Có thể phẫu thuật cắt bỏ vùng màng chớp mắt hoặc cắt bỏ trên một diện tích rộng ra xung quanh đồng thời cắt bỏ vùng tiếp cận màng da mắt. Nếu ung thư xâm lấn đến vùng cầu mắt và hốc mắt, cần phải cắt bỏ viền mí mắt, vùng da xung quanh, cơ và mô liên kết,… và toàn bộ các bộ phận bên trong hốc mắt.
Phương pháp xạ trị
- Dùng các tia xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
Phương pháp hóa trị
- Hóa trị là phương thức điều trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, khống chế sự phát triển của tế bào ung thư. Lựa chọn điều trị hóa chất trước và sau phẫu thuật có thể nâng cao hiệu quả điều trị, kéo dài tuổi thọ và chất lượng sống cho bệnh nhân.
Phòng ngừa ung thư
Ung thư mắt là căn bệnh nguy hiểm, nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể vĩnh viễn mất đi đôi mắt và thị lực. Hiện nay, trong quá trình điều trị, các bác sĩ luôn cố gắng giúp bệnh nhân giữ lại đôi mắt và cải thiện khả năng thị lực sau phẫu thuật.
Để bảo vệ đôi mắt, bạn có thể áp dụng các biện pháp ngăn ngừa sau:
Giảm tiếp xúc với tia UV
- Khi nói đến tiếp xúc với tia cực tím, bạn nên luôn luôn mang kính mát UV, mũ rộng vành bảo vệ mắt bất cứ khi nào ở ngoài trời.
Duy trì trạng thái cân bằng và tập thể dục thường xuyên
- Mặc dù không có nghiên cứu nào được tiến hành cụ thể về vai trò của hoạt động thể chất đối với bệnh nhân u hắc mạc mắt, rõ ràng với gần như mọi bệnh ung thư chính có mối quan hệ nghịch giữa hoạt động thể chất và nguy cơ ung thư.
Ăn uống điều độ
- Nên ăn uống thông minh và tập trung chế độ ăn kiêng và bổ sung thêm trái cây và rau củ vào thực đơn hàng ngày. Đồng thời, nhóm thực phẩm chế biến, thịt đỏ và rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác nên hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn khỏi thực đơn hàng ngày.
Giảm căng thẳng và tập trung vào việc tận hưởng cuộc sống
- Căng thẳng tâm lý có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển và lan truyền của khối u. Vì vậy, bạn nên học cách cân bằng công việc và cuộc sống, giảm thiểu căng thẳng, điều hòa cơ thể.