Mụn chắc hẳn là nỗi ám ảnh to lớn, không chỉ là của những chị em, mà còn là của những cánh mày râu. Tuy nhiên, điều mà nhiều người không biết đó là mụn cũng chính là báo hiệu cho những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn bên trong. Vị trí của mụn phản ánh những cơ quan đang có vấn đề. Vì vậy, để giải quyết dứt điểm tình trạng mụn tái đi tái lại nhiều lần, cần phải bắt tay giải quyết nguồn gốc phát sinh chúng.
Vị trí mụn nói lên điều gì?
Theo sơ đồ mụn, mỗi vị trí mụn trên khuôn mặt phản ánh tình trạng sức khỏe một cơ quan nội tạng nào đó đang không tốt.Nếu như chúng ta muốn khỏi mụn thì làm cho cơ quan nội trạng trong cơ thể khỏe lên thì tự khắc sẽ hết mụn. Mọi biện pháp trị mun lúc này sẽ tập trung nhằm làm khỏe bộ phận nội tạng đó, thay vì quan tâm đến mụn.
Các vị trí mụn và cảnh báo tình trạng sức khỏe
Như đã đề cập ở phần trên, các vị trí mụn trên khuôn mặt có thể cảnh báo chúng ta về những vấn đề sức khỏe tại các cơ quan, bộ phận tương ứng trên cơ thể. Vậy cụ thể, những cảnh báo đó là gì? Hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu.
Mụn ở trán
Bị mụn ở trán được cho là hệ quả khi cơ thể tích tụ nhiều độc tố,chức năng gan gặp vấn đề, hệ tiêu hóa hoạt động không tốt. Nếu để ý thì mụn mọc trên trán còn kèm theo những hiện tượng khác như lở loét khoang miệng, lưỡi tấy đỏ,… Bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi ăn uống và giấc ngủ cũng phần nào bị ảnh hưởng.
Mụn ở thái dương
Khu vực thái dương gần với vệt chân tóc là vị trí rất dễ nổi mụn. Tương tự như lông mày thì mụn mọc tại thái dương cũng báo hiệu vấn đề nằm ở hệ tuần hoàn. Mặt khác, quá trình ăn uống sử dụng nhiều đồ ăn đóng hộp và chất béo từ sữa cũng sẽ khiến túi mật hoạt động quá sức và “mệt mỏi”.
Mụn ở má
Mụn mọc ở má rất thường gặp vì khu vực này thường tiếp xúc với nhiều bụi bẩn từ môi trường hoặc thông qua các thói quen sinh hoạt. Thói quen chạm tay lên mặt hay không sử dụng khẩu trang bảo hộ khi ra ngoài là cơ hội để vi khuẩn tấn công và gây nên mụn trên má.
Nguyên nhân bên trong khiến mụn sưng đỏ nổi lên ở má trái là những vấn đề liên quan đến gan, chẳng hạn như viêm gan hoặc gan yếu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết và thải độc của cơ thể do đó dẫn đến tích lũy chất độc và gây ra mụn.
Mụn ở cằm
Mụn trứng cá và mụn bọc có thể tập trung nhiều ở cằm. Khu vực này nổi mụn báo hiệu cơ thể rối loạn nội tiết tố hoặc những vấn đề liên quan đến thận. Bên cạnh đó, thói quen chống tay vào cằm cũng là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn tích tụ và phát sinh mụn.
Mụn quanh miệng
Vị trí mụn mọc quanh miệng trước hết là do ăn xong không lau miệng sạch sẽ ngay, khiến thức ăn còn ở lại và gây kích ứng và biest tắc lỗ chân long. Tương tự kém đánh rang, phấn trang điểm, phấn mắt, son môi cũng có thể gây bít tắc và kích ứng da. Thói quen cắn móng tay hoăc đưa tay lên miệng cũng tang nguy cơ mọc mụn.
Nếu không phải vì lý da này, thì vị trí ở đây có thể báo hiệu sức khỏe ruột non, ruột già và dạ dày đang không tốt xét theo lý thuyết bản đồ mụn.
Vùng hàm dưới
Hệ thống bạch huyết bài độc không tốt. Xuất hiện mụn là biểu hiện hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể đang bị giảm sút… Những người thường xuyên dùng thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh sẽ làm cho bạch huyết bài độc không tốt từ đó dẫn tới tiện bí.
Vùng mông, âm đạo
Theo Đông Y, vị trí mọc mụn xuất hiện ở vùng mông và âm đạo là biểu hiện thấp nhiệt trong người, nước tiểu vàng, đi cầu dễ bị táo bón, vùng âm đạo bị khí hư, viêm nhiễm.
Mụn có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, việc mọc mụn cũng cảnh báo chúng ta về những vấn đề sức khỏe liên quan đến các cơ quan tương ứng như tim, gan, phổi, thận…. Rất nhiều trường hợp mọc mụn trên mặt do nguyên nhân bệnh lý bên trong cơ thể nhưng do chủ quan nên không thăm khám và điều trị kịp thời nên đến khi phát hiện ra, việc trị mụn không còn đạt được hiệu quả như mong muốn nữa. Vì thế, hãy ghi nhớ các dấu hiệu đặc biệt như chúng tôi vừa nêu để gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. trong trường hợp có dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm đi kèm cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị chuyên sâu.