Viêm âm đạo thường do một loại nấm men là Candida gây ra, ảnh hưởng đến 75% phụ nữ vào ít nhất một lần trong đời.
Viêm âm đạo do nấm men là gì?
Viêm âm đạo do nấm là một vấn đề phụ khoa phổ biến ở phụ nữ. Nhiễm nấm âm đạo thường xảy ra theo từng đợt, có thể tái phát thường xuyên và gây ra các triệu chứng dai dẳng mãn tính.
Loại nấm gây nhiễm trùng là Candida sống trong đường tiêu hóa và cả âm đạo. Thông thường, Candida không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, khi có những thay đổi trong môi trường của đường tiêu hóa và âm đạo, candida có thể phát triển quá mức và gây ra các triệu chứngLoại nấm gây nhiễm trùng là Candida sống trong đường tiêu hóa và cả âm đạo. Thông thường, Candida không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, khi có những thay đổi trong môi trường của đường tiêu hóa và âm đạo, candida có thể phát triển quá mức và gây ra các triệu chứng.
Nguyên nhân gây viêm âm đạo do nấm men
Nấm Candida albicans là tác nhân phổ biến nhất gây nhiễm nấm âm đạo. Nhiễm trùng nấm men gây ra bởi các loại nấm candida khác có thể khó điều trị hơn và thường cần các liệu pháp chuyên sâu hơn.
Có nhiều lý do khiến bạn có thể bị nhiễm nấm âm đạo, bao gồm:
- Sự thay đổi hormone: Những thay đổi khi mang thai, cho con bú hoặc mãn kinh có thể thay đổi sự cân bằng trong âm đạo của bạn.
- Bệnh tiểu đường: Nếu bệnh tiểu đường của bạn không được kiểm soát tốt, sự gia tăng lượng đường trong màng nhầy của âm đạo có thể tạo ra một nơi cho nấm men phát triển.
- Thuốc kháng sinh: Những loại thuốc này có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn có lợi sống trong âm đạo của bạn.
- Thụt rửa và sử dụng thuốc xịt âm đạo: Việc sử dụng các sản phẩm này có thể làm thay đổi sự cân bằng trong âm đạo của bạn.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu: Nếu bạn dương tính với HIV hoặc bị rối loạn hệ thống miễn dịch khác, cũng có thể tạo điều kiện cho nấm âm đạo phát triển không kiểm soát.
- Quan hệ tình dục: Mặc dù nhiễm nấm âm đạo không được coi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, nhưng nó vẫn có thể truyền từ người này sang người khác thông qua việc quan hệ tình dục.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh
Các yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo
- Dùng thuốc kháng sinh lâu dài.
- Tiểu đường (đái tháo đường) không kiểm soát.
- Suy giảm, rối loạn miễn dịch.
- Thụt rửa âm đạo không đúng cách.
- Đặt thuốc âm đạo kéo dài.
Dấu hiệu nhận biết âm đạo do nấm men
- Khí hư thay đổi bất thường: Vùng kín tiết nhiều khí hư có mùi hôi, màu sắc khí hư thay đổi thành màu vàng, đỏ, xám đục, trắng đục,… và đặc như bã đậu hoặc váng sữa.
- Ngứa âm đạo: Nấm phát triển mạnh mẽ bên trong âm đạo, kèm theo sự thay đổi pH gây kích ứng khiến chị em bị ngứa ở bên trong ống âm đạo, khi hành kinh triệu chứng ngứa càng tăng lên.
- Đau rát âm đạo: Khi chị em đi tiểu, quan hệ tình dục, triệu chứng đau rát âm đạo xuất hiện khiến chị em khó chịu, “cuộc yêu” bị gián đoạn. Thậm chí, trong một số trường hợp, chị em còn bị chảy máu âm đạo khi quan hệ.
- Rối loạn tiểu tiện: Nấm từ cơ quan sinh dục có thể tấn công vào hệ tiết niệu gây nên triệu chứng tiểu khó, tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu có màu vàng sậm.
- Sưng tấy âm hộ: Bằng mắt thường chị em có thấy âm hộ xung huyết có màu đỏ và sưng, gây cảm giác nóng rát, khó chịu ở sâu bên trong cơ quan sinh dục nữ.
Biến chứng có thể xảy ra nếu không được điều trị triệt để
Có hai loại viêm âm đạo do nấm là biến chứng và không có biến chứng. Nếu như bạn có một trong các triệu chứng sau, tình trạng của bạn sẽ được xếp vào loại có biến chứng:
- Mức độ nặng: Tại âm đạo có biểu hiện viêm đỏ, xuất hiện các vết loét hoặc vết nứt. Bệnh nhân có cảm giác đau nhiều ở những vùng này.
- Trong một năm nhiễm nấm 4 lần hoặc nhiều hơn.
- Có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai, bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát.
- Hệ thống miễn dịch suy giảm, đặc biệt ở người nhiễm HIV.
- Nhiễm nấm không điển hình.
Điều trị nấm viêm âm đạo
Việc điều trị nhiễm nấm âm đạo phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tần suất nhiễm của người bệnh.
Nếu việc điều trị không đem lại kết quả tốt hoặc tái phát nhiều lần, bạn cần đi tái khám. Nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng hơn hoặc bạn bị nhiễm nấm men thường xuyên, bác sĩ có thể đề nghị:
- Điều trị dài ngày: Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc chống nấm được sử dụng hàng ngày trong tối đa hai tuần, sau đó mỗi tuần một lần trong sáu tháng.
- Thuốc uống đa liều: Bác sĩ của bạn có thể kê toa hai hoặc ba liều thuốc chống nấm đường uống thay vì thuốc bôi. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai.
- Liệu pháp kháng Azole: thuốc dạng viên nang đưa vào âm đạo của bạn. Thuốc này có thể gây tử vong nếu dùng đường uống và chỉ được sử dụng để điều trị nấm candida kháng với các thuốc chống nấm thông thường.
Phương pháp dân gian
Xông rửa vùng kín bằng lá trầu không
Trầu không bánh tẻ tươi, rửa sạch bằng nước muối pha loãng. Sao đó vò nát lá trầu, đổ vào 1 lít nước, thêm 1 thìa muối và đun sôi hỗn hợp trên 5-10 phút.
Đổ hỗn hợp này ra chậu, đợi nước nguội bớt thì xông trực tiếp vùng kín. Chị em lưu ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi xông. Mình xông khoảng 15 phút rồi lấy luôn nước xông đã nguội để vệ sinh lại vùng kín. Kiên trì thực hiện xông như vậy mỗi ngày để thấy hiệu quả nhé.
Chữa nấm bằng hỗn hợp sữa chua và tinh dầu tràm trà
Lấy 2 thìa cafe sữa chua không đường, thêm vào đó 5 giọt tinh dầu tràm trà, trộn đều hỗn hợp này. Dùng tăm bông thấm hỗn hợp này lên bề mặt niêm mạc vùng kín nơi bị nấm và ngứa hoành hành.
Để như vậy qua đêm rồi vệ sinh sạch lại vùng kín, với những ai dùng lần đầu chỉ nên để khoảng 30 phút. Và lưu ý, không dùng sữa chua có đường bôi lên niêm mạc âm đạo đâu nhé.
Dùng hỗn hợp tỏi và gừng tươi chữa nấm Candida
Chuẩn bị khoảng 3-5 tép tỏi tươi, bóc vỏ và 1 nhánh nhỏ gừng tươi, cạo sạch vỏ. Gừng tươi và tỏi đem giã nát, đổ thêm vào 1 lít nước nóng, khuấy đều và dùng hỗn hợp này để xông vùng kín.
Phương pháp thực hiện tương tự như xông bằng lá trầu không, nước xông sau khi nguội cũng có thể dùng để vệ sinh vùng kín.

Ngăn ngừa nhiễm viêm âm đạo do nấm men
Để giảm nguy cơ nhiễm nấm âm đạo, bạn nên sử dụng đồ lót có đáy quần bằng cotton và không mặc quần quá chật. Bạn nên:
- Không sử dụng giấy vệ sinh có mùi thơm hoặc băng vệ sinh có hóa chất có thể gây kích ứng âm đạo.
- Không thụt rửa âm đạo trừ khi có chỉ định vì làm đảo lộn sự cân bằng bình thường trong âm đạo.
- Rửa vùng ngoài âm đạo mỗi ngày bằng xà phòng nhẹ, không mùi, giữ càng khô càng tốt.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên: Trong thời gian có kinh, cần thay băng vệ sinh thường xuyên theo chỉ dẫn trên bao bì.
- Giấc ngủ giúp giữ cho hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn khỏe mạnh.
- Cân nặng dư thừa có thể làm giảm lưu thông không khí xung quanh âm đạo của bạn.
- Hoạt động thể lực thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Nấm men phát triển mạnh khi trời ấm và ẩm. Không mặc đồ bó sát. Mặc đồ lót bằng vải cotton và thay hàng ngày.
- Chỉ uống thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn: Thuốc kháng sinh có thể thay đổi sự cân bằng hóa học bình thường trong âm đạo.
Bệnh viêm nấm âm đạo ở phụ nữ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của chị em gây các cảm giác khó chịu, dễ sảy thai,… Do vậy, điều trị bệnh nấm âm đạo sớm là điều chị em cần thực hiện, không nên vì e ngại, xấu hổ mà làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh phụ khoa, chị em phụ nữ cần thận trọng và tỉ mị hơnn trong viêc vệ sinh chăm sóc vùng nhảy cảm của mình.